Đề KSCL đội tuyển HSG Vật lý 11 năm 2018 – 2019 trường Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề KSCL đội tuyển HSG Vật lý 11 năm 2018 – 2019 trường Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc

    Nhằm chuẩn bị cho kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý khối 11 năm học 2018 – 2019 do sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức, vừa qua, trường THPT Yên Lạc 2, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức kỳ thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi Vật lý 11 năm học 2018 – 2019 của nhà trường, đây có thể coi là bước chuẩn bị cuối cùng trước khi các em bước vào kỳ thi chọn học sinh giỏi Vật lý 11 cấp tỉnh sẽ diễn ra trong vài ngày sắp tới. Thông qua kỳ thi này, các em học sinh khối 11 sẽ được ôn tập lại toàn bộ những kiến thức Vật lý 11 đã được bồi dưỡng, rèn luyện trong thời gian vừa qua, nhà trường và giáo viên bộ môn sẽ nắm rõ chất lượng thí sinh để chọn ra những em ưu tú nhất, đại diện cho trường tranh tài ở kỳ thi chọn học sinh giỏi Vật lý 11 tỉnh Vĩnh Phúc sắp tới.

    Đề KSCL đội tuyển HSG Vật lý 11 năm học 2018 – 2019 trường THPT Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc gồm 01 trang được biên soạn theo hình thức tự luận với 10 câu, đề có thang điểm 20, học sinh làm bài thi Vật lý trong 180 phút, đề thi có lời giải chi tiết.

    Trích dẫn đề KSCL đội tuyển HSG Vật lý 11 năm học 2018 – 2019 trường THPT Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc:
    + Một bình kín hình trụ chiều cao h, đặt thẳng đứng và được chia làm hai phần nhờ một pittông cách nhiệt. Pittông có khối lượng M=500g và có thể chuyển động không ma sát trong xi lanh. Phần trên của bình chứa khí Hêli, phần dưới của bình chứa khí Hiđrô. Biết hai khối khí có cùng khối lượng m và ở cùng nhiệt độ, lúc này pittông nằm cân bằng ở vị trí cách đáy dưới một đoạn 0,6h. Biết tiết diện bình là S = 1dm2. Tính áp suất khí trong mỗi phần bình.
    + Hai tấm kim loại phẳng nằm ngang, song song với nhau tích điện như nhau và trái dấu, điện trường E trong khoảng không gian giới hạn bởi hai tấm. Chiều dài mỗi tấm phẳng bằng l. Một electron bay vào trong điện trường dưới góc tới a so với mặt tấm và bay ra khỏi điện trường với góc b như hình vẽ. Bỏ qua tác dụng của trọng lực.
    a. Xác định động năng ban đầu của electron. b. Từ biểu thức tìm được ở câu a hãy áp dụng để tính với a = 30 độ và b = 45 độ, l = 10cm, E = 100V/m, e = 1,6.10-19C.
    + Tại thời điểm t = 0 có hai hạt nhỏ giống nhau, cùng điện tích q và khối lượng m, chuyển động đồng thời từ một điểm theo phương vuông góc với vectơ cảm ứng từ B của một từ trường đều, tại đó vận tốc hai hạt cùng chiều và có độ lớn lần lượt là v1 = v0, v2 = 3v0. Bỏ qua lực cản của môi trường, trọng lượng các hạt và lực tĩnh điện giữa hai hạt.
    a) So sánh bán kính quỹ đạo, chu kì chuyển động của hai hạt.
    b) Xác định thời điểm khoảng cách giữa hai hạt đạt cực đại và tính khoảng cách cực đại đó.


    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪