Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 8

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài
    I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
    Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
    Câu 1. Sự khác nhau căn bản nhất về chức năng giữa cơ vân và cơ trơn ?
    A. Tế bào cơ vân có nhiều nhân, tế bào cơ trơn có một nhân
    B. Tế bào cơ vân có các vân ngang, tế bào cơ trơn không có
    C. Cơ vân gắn với xương, cơ trơn tạo nên thành nội quan
    D. Cơ trơn co rút không tự ý, cơ vân co rút tuỳ ý.
    Câu 2. Enzim tiêu hoá tác động đến thức ăn như thế nào ?
    A. Enzim tiêu hoá là loại xúc tác sinh học có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng
    B. Mỗi loại enzim tiêu hoá chỉ tác động được trong một môi trường nhất định, đến một loại thức ăn nhất định
    C. Có sự phối hợp giữa các enzim tiêu hoá trong việc biến đổi thức ăn từ những chất phức tạp thành những chất dinh dưỡng hấp thụ được.
    D. Câu B và C đúng.
    Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho máu lưu thông trong mạch ?
    A. Sự co dãn của tim.
    B. Sự co dãn của thành động mạch,
    C. Sự co rút của các cơ quanh thành mạch.
    D. Sức hút của tâm nhĩ.
    Câu 4. Hô hấp gắng sức khác hô hấp thường như thế nào ?
    A. Hô hấp gắng sức có dung lượng hô hấp lớn hơn hô hấp thường.
    B. Hô hấp gắng sức có số cơ tham gia nhiều hơn hô hấp thường.
    C. Hô hấp gắng sức là hoạt động có ý thức, hô hấp thường là hoạt động vô ý thức
    D. Cả A, B và C đều đúng.
    Câu 5. Máu A cho được người có nhóm máu:
    A. Máu B
    B. Máu O.
    C. Máu A và máu B
    D. Máu A và máu AB.
    Câu 6. Enzim pepsin chỉ hoạt động hiệu quả trong môi trường có:
    A. Axit HCl và nhiệt độ bình thường của cơ thể
    B. Axit HCl loãng và nhiệt độ bình thường của cơ thể
    C. Axit HCl đặc và nhiệt độ bình thường của cơ thể
    D. Cả A và B đều sai.
    Câu 7. Bào quan có chức năng tham gia quá trình phân chia tế bào là:
    A. Ti thể
    B. Nhân
    C. Ribôxôm
    D. Trung thể
    Câu 8. Máu thực hiện trao đổi khí là máu ở trong:
    A. Động mạch
    B. Tĩnh mạch.
    C. Mao mạch
    D. Động mạch và tĩnh mạch.

    II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
    Câu 1
    . Nêu đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn. Các biện pháp rèn luyện và bảo vệ hệ tim mạch ?
    Câu 2.
    a. Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào xảy ra như thế nào?
    b. Vì sao phải thở không khí thoáng và sạch?
    Câu 3. Thuốc lá có hại như thế nào đối với cơ thể?
    Lời giải chi tiết
    I. TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm)

    12345678
    DDADDBDC
    II. TỰ LUẬN: (6 điểm )
    Câu 1.

    * Đường đi của máu trong vong tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi (giàu ôxi) từ tâm thất trái theo động mạch chủ tới mao mạch các cơ quan, tại đây thực hiện quá trình trao đổi chất và trao đổi khí. Máu nhường ôxi và chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động, lấy đi khí cacbônic và các chất thải, máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch chủ trở về tâm nhĩ phải.
    * Biện pháp:
    Tránh các tác nhân gây hại
    Tạo cuộc sống tinh thần thoái mái, vui vẻ.
    Lựa chọn cho mình một hình thức rèn luyện phù hợp
    Cần rèn luyện thường xuyên để nâng dần sức chịu đựng của cơ tim
    Câu 2. a. Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào
    *Sự trao đổi khí ở phổi:
    Máu đỏ thẫm từ tim chuyển lên phổi có ít O2 và nhiều CO2
    Tại phổi, trong phế nang có áp suất CO2 thấp và O2 cao nên xảy ra sự trao đổi khí thông qua lớp biểu bì mỏng của thành phế nang và thành mao quan theo hiện tượng khuếch tán.
    Áp suất CO2 trong phế nang thấp hơn trong máu nên CO2 trong phế nang và loại thải ra ngoài.
    Áp suất O2 trong phế nang cao hơn trong máu nên O2 ngấm từ phế nang vào máu.
    Sau khi trao đổi khí, máu trở nên đó tươi và được chuyển về tim rồi theo vòng tuần hoàn lớn cung cấp O2 cho tế bào.
    *Sự trao đổi khí ở tế bào:
    Trong tế bào có rất ít O2 nhiều CO2 giữa hai môi trường (tế bào và máu đó) dân đến sự trao đổi khí thông qua nước mô, O2 khuếch tán qua thành mao mạch và màng tế bào để vào tế bào, còn CO2 từ tế bào chuyển vào máu.
    Sau đó máu được chuyển về tim, rồi lên phổi tiếp tục trao đổi khí.
    b. Vì sao phải thở không khí thoáng và sạch:
    Không khí thoáng: có nhiều O2, ít CO2 và không có khí độc.
    Không khí sạch: có rất ít bụi và vi khuẩn gây bệnh.
    Khi sống trong môi trường bị ô nhiễm, ta dễ nhiễm các bệnh về đuờng hô hấp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm năng suất lao động. Do đó môi trường không khí thoáng và sạch sẽ giúp cho ta tránh được những bệnh về đường hô hấp cũng như sức khỏe được tốt hơn, kéo dài tuổi thọ.
    Câu 3. Tác hại của thuốc lá đối với cơ thể:
    Trong khói thuốc lá có chất nicôtin. Nicôtin làm cho hoạt động của các lông rung động trên lớp màng nhầy lót trong khí quán bị tê liệt, mất khả năng tiết chất nhầy, do đó khả năng chống bụi và vi khuẩn qua đường hô hấp bị tê liệt, cơ thể dễ nhiễm bệnh về đường hô hấp.
    Thuốc lá gây tác hại đến hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, bài tiết...
    Thuốc lá còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ bản thân và của người xung quanh.