Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 10

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài
    Câu 1.
    Thành phần hoá học của thành tế bào vi khuẩn là:
    A. Photpholipit
    B. Peptydoglican
    C. Kitin
    D. Xenlulôzơ
    Câu 2. Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó?
    A. Enzim của con đường chuyển hóa làm ức chế sản phẩm tạo ra
    B. Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng đầu tiên của con đường chuyển hóa.
    C. Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại hoạt hóa tăng enzim xúc tác cho phản ứng cuối cùng của con đường chuyển hóa.
    D. Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng cuối cùng của con đường chuyển hóa.
    Câu 3. Hoạt động đầu tiên trong cơ chế tác động của enzim là?
    A. Giải phóng enzim khỏi cơ chất
    B. Tạo ra sản phẩm cuối cùng
    C. Tạo ra các sản phẩm trung gian
    D. Tạo ra phức hợp enzim – cơ chất
    Câu 4. Chất dưới đây không phải lipit là?
    A. Sáp
    B. Xenlulôzơ
    C. Côlestêron
    D. Hoocmon ostrôgen
    Câu 5. Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau:
    (1) Tạo ra các sản phẩm trung gian
    (2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất
    (3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim
    Trình tự các bước lần lượt là?
    A. (1) → (3) → (2)
    B. (2) → (1) → (3)
    C. (2) → (3) → (1)
    D. (1) → (2) → (3)
    Câu 6. Fructôzơ thuộc loại?
    A. Đường sữa
    B. Đường mía
    C. Đường trái cây
    D. Đường phức
    Câu 7. Nói về trung tâm hoạt động của enzim, có các phát biểu sau:
    (1) Là nơi liên kết chặt chẽ với cơ chất
    (2) Là chỗ lõm hoặc khe hở trên bề mặt enzim
    (3) Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất
    (4) Mọi enzim đều có trung tâm hoạt động giống nhau
    Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là:
    A. (2), (3), (4)
    B. (1), (2), (3)
    C. (1), (4)
    D. (2), (3)
    Câu 8. Lipit là chất có đặc tính?
    A. Có ái lực rất mạnh với nước
    B. Không tan trong nước
    C. Tan nhiều trong nước
    D. Tan rất ít trong nước
    Câu 9. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là?
    A. Phân tử dầu có chứa 2glixêrol
    B. Trong mỡ có chứa 1glixêrol và 2 axit béo
    C. Trong mỡ chứa nhiều axít no
    D. Dầu hoà tan không giới hạn trong nước .
    Câu 10. Thành tế bào thực vật có bản chất là:
    A. Peptydoglican
    B. Xenlulozơ
    C. Photpholipit
    D. Kitin
    Câu 11. Đồng hóa là?
    A. Quá trình phân giải các chất cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
    B. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
    C. Tập hợp tất cả các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.
    D. Tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
    Câu 12. Vì sao lizoxôm được ví như một phân xưởng tái chế rác thải?
    A. Vì có cấu tạo một lớp màng
    B. Vì bên trong lizoxôm có chứa enzim thuỷ phân
    C. Vì có cấu trúc dạng túi
    D. Vì có các hạt riboxôm đính trên màng
    Câu 13. Glicoprotein là dấu chuẩn trên màng sinh chất. Nó được tổng hợp và hoàn thiện tại cấu trúc nào?
    A. Màng sinh chất và riboxom
    B. Lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt
    C. Lưới nội chất hạt và bộ máy gôngi
    D. Lưới nội chất trơn và bộ máy gôngi
    Câu 14. Sự khác nhau giữa cấu tạo của ty thể và lục lạp là:
    A. Màng trong của ty thể thì gấp nếp còn màng trong của lục lạp thì trơn
    B. Ty thể có màng kép còn lục lạp có màng đơn
    C. Ty thể có enzim còn lục lạp có hạt riboxôm
    D. Ty thể có chất diệp lục còn lục lạp thì có enzim hô hấp
    Câu 15. Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào nhân thực chính là:
    A. Vùng nhân
    B. Ribôxôm
    C. Màng sinh chất
    D. Nhân tế bào
    Câu 16. Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên lipit là?
    A. Ôxi, Nitơ, hidrô
    B. Cacbon, hidrô, ôxi
    C. Hidrô, ôxi, phốt pho
    D. Nitơ, hidrô, Cacbon
    Câu 17. Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. nguyên nhân là do?
    A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng
    B. Đây là liên kết mạnh
    C. Các nhóm photphat đều tích điện âm nên đẩy nhau
    D. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm photphat
    Câu 18. Chất nào sau đây tan được trong nước?
    A. Vitamin C
    B. Stêrôit
    C. Vitamin A
    D. Phôtpholipit
    Câu 19. Thành phần cấu tạo của lipit là?
    A. A xít béo và rượu
    B. Axit béo và Gliêrol
    C. Đường và rượu
    D. Gliêrol và đường
    Câu 20. Sinh vật nào sau có cấu tạo tế bào nhân sơ?
    A. Vi khuẩn
    B. Vi rút
    C. Thực vật
    D. Nấm
    Câu 21. Hai phân tử đường đơn liên kết nhau tạo phân tử đường đôi bằng loại liên kết nào sau đây?
    A. Liên kết hiđrô
    B. Liên kết hoá trị
    C. Liên kết peptit
    D. Liên kết glicôzit
    Câu 22. Thành phần quan trọng nhất trong tế bào nhân thực là:
    A. Màng sinh chất
    B. Tế bào chất
    C. Nhân tế bào
    D. Dịch nhân
    Câu 23. Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển?
    (1) Tế bào cơ tim (2) Tế bào hồng cầu
    (3) Tế bào gan (4) Tế bào biểu bì (5) Tế bào bạch cầu
    A. (1), (5)
    B. (3), (5)
    C. (1), (3)
    D. (2), (4)
    Câu 24. Nói về ATP, phát biểu nào sau đây không đúng?
    A. Là hợp chất chứa nhiều năng lượng nhất trong tế bào
    B. Được sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất và sử dụng trong các hoạt động sống của tế bào
    C. Là đồng tiền năng lượng của tế bào
    D. Là một hợp chất cao năng
    Câu 25. Loại liên kết hoá học chủ yếu giữa các đơn phân trong phân tử Prôtêin là?
    A. Liên kết hidrô
    B. Liên kết este
    C. Liên kết peptit
    D. Liên kết hoá trị
    Câu 26. Sự khác nhau của hai nhóm vi khuẩn G- và G+ là ở đặc điểm:
    A. thành peptidoglican
    B. Màng sinh chất
    C. tế bào chất
    D. vật chất di truyền
    Câu 27. Trong y học, dùng phương pháp xét nghiệm nhằm phân biệt được hai nhóm vi khuẩn Gram âm và Gram dương với mục đích gì?
    A. Để biết cách kết hợp các phương pháp điều trị
    B. Chọn được loại vi khuẩn đem ứng dụng trong kỹ thuật di truyền.
    C. Sử dụng phương pháp hoá trị liệu phù hợp
    D. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.
    Câu 28. Chất nào sau đây hoà tan được lipit?
    A. Cả 2 chất nêu trên
    B. Nước
    C. Benzen
    D. Rượu
    Câu 29. Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?
    A. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất tham gia phản ứng
    B. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng cách giảm nhiệt độ
    C. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng cách tăng nhiệt độ
    D. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế
    Câu 30. Thành phần cấu tạo nên ribôxôm là:
    A. rARN và protein
    B. protein
    C. lipit và protein
    D. bazơ nitơ
    Câu 31.
    Sự khác nhau trong cấu trúc màng của nhân với màng của bộ máy Golgi là:
    A. Nhân có màng kép, bộ máy Golgi có màng đơn
    B. Cấu trúc màng nhân có lipit, cấu trúc màng của bộ máy Golgi có protein
    C. màng nhân có protein còn màng của bộ máy Golgi thì không có.
    D. Nhân có màng đơn, bộ máy Golgi có màng kép
    Câu 32. Trong tế bào chất của tế bào vi khuẩn có chứa bào quan nào?
    A. Không bào
    B. Ribôxôm
    C. Lưới nội chất
    D. Ty thể
    Lời giải chi tiết
    12345
    BBDBB
    678910
    CBBCB
    1112131415
    BBCCA
    1617181920
    DBCAB
    2122232425
    DCBAC
    2627282930
    ADCDA
    3132
    AB