Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 10

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài
    PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
    Câu 1.
    Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là
    A. các đại phân tử.
    B. tế bào.
    C. mô.
    D. cơ quan.
    Câu 2. Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì
    A. phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật.
    B. chức năng chính của chúng là hoạt hoá các emzym.
    C. chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật.
    D. chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định.
    Câu 3. Chức năng chính của mỡ là
    A. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
    B. thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.
    C. thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn.
    D. thành phần cấu tạo nên các bào quan.
    Câu 4. ADN là một đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại
    A. ribonucleotit ( A,T,G,X ).
    B. nucleotit (A,T,G,X ).
    C. ribonucleotit (A,U,G,X ).
    D. nuclcotit (A, U, G, X).
    Câu 5. Thành tế bào vi khuẩn có vai trò
    A. trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.
    B. ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài tế bào.
    C. liên lạc với các tế bào lân cận.
    D. Cố định hình dạng của tế bào.
    Câu 6. Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là tế bào
    A. hồng cầu.
    B. bạch cầu.
    C. biểu bì.
    D. cơ.
    Câu 7. Tế bào có thể đưa các đối tượng có kích thước lớn vào bên trong tế bào bằng
    A. vận chuyển chủ động.
    B. vận chuyển thụ động.
    C. nhập bào.
    D. xuất bào.
    Câu 8. ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì
    A. nó có các liên kết phốtphát cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
    B. các liên kết phốtphát cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ.
    C. nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể.
    D. nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.
    Câu 9. Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá của tế bào là
    A. xuất hiện triệu chứng bệnh lí trong tế bào.
    B. điều chỉnh nhiệt độ của tế bào.
    C. điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào.
    D. điều hoà bằng ức chế ngược
    Câu 10. Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi
    A. các phân tử prôtêin và axitnuclêic
    B. các phân tử phôtpholipit và axitnuclêic
    C. các phân tử prôtêin và phôtpholipit.
    D. các phân tử prôtêin.
    Câu 11. Bộ máy Gôngi không có chức năng
    A. gắn thêm đường vào prôtêin.
    B. bao gói các sản phẩm tiết.
    C.tổng hợp lipit
    D. tạo ra glycôlipit
    Câu 12. Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan nhỏ hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường
    A. ưu trương.
    B. đẳng trương.
    C. nhược trương.
    D. bão hoà.
    PHẦN II. TỰ LUẬN
    Câu 13.
    Trình bày đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống?
    Câu 14. Tại sao nói ti thể được xem như là nhà máy năng lượng của tế bào?
    Lời giải chi tiết
    PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

    12345
    BBABD
    678910
    BCADC
    1112
    CC
    PHẦN II. TỰ LUẬN
    Câu: 13
    Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

    - Nguyên tắc thứ bậc: là tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
    - Đặc điểm của tổ chức sống cao hơn: gồm đặc điểm của tổ chức sống thấp hơn và các đặc tính nổi trội
    - Đặc tính nổi trội là đặc điểm của một cấp tổ chức nào đó được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu tạo nên chúng. Đặc diểm này không thể có được ở cấp tổ chức nhỏ hơn.
    - Đặc tính nổi trội đặc trưng cho thế giới sống là: TĐC và NL, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi, tiến hoá thích nghi với môi trường.
    Hệ thống mở và tự điều chỉnh
    - Hệ thống mở: SV ở mọi cấp độ tổ chức đều không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường. Sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
    - Khả năng tự điều chỉnh là các cơ chế đảm bảo duy trì và điều hoà cân bằng động trong hệ thống giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
    - Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên AND từ TB này sang TB khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
    - Các sinh vật trên trái đất có chung nguồn gốc.
    - Sinh vật có cơ chế phát sinh biến dị di truyền được tự nhiên chọn lọc nên thích nghi với môi trường và tạo nên một thế giới sống đa dạng và phong phú → Sinh vật không ngừng tiến hoá.
    Câu: 14
    Ti thể là nhà máy năng lượng của tế bào vì
    : có chứa các enzim thực hiện quá trình hô hấp tế bào có khả năng biến đổi năng lượng dự trữ trong các hợp chất hữu cơ (glucozơ) thành năng lượng ATP cho tế bào.