Đề thi KSCĐ Sinh học 12 năm 2018 – 2019 trường Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc lần 1

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề thi KSCĐ Sinh học 12 năm 2018 – 2019 trường Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc lần 1

    Vừa qua, trường THPT Ngô Gia Tự, tỉnh Vĩnh Phúc đã hoàn thành kỳ thi khảo sát chuyên đề (KSCĐ) dành cho học sinh khối 12, và đây, LTTK Tez xin giới thiệu đến các em đề thi KSCĐ Sinh học 12 năm 2018 – 2019 trường Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc lần 1, đề nhằm giúp giáo viên và nhà trường nắm được chất lượng học tập môn Sinh học 12 và làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại học lực.

    Giới thiệu về đề thi KSCĐ Sinh học 12 năm 2018 – 2019 trường Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc lần 1: đề có mã đề 140 với 04 trang, đề gồm 40 câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu có 4 phương án để học sinh chọn, trong đó chỉ có 1 đáp án đúng, với mỗi câu trả lời đúng, học sinh sẽ nhận được 0.25 điểm, đề thi có đáp án.

    Trích dẫn đề thi KSCĐ Sinh học 12 năm 2018 – 2019 trường Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc lần 1:
    + Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng khởi động (promoter) là?
    A. Những trình tự nuclêôtit mang thông tin mã hoá cho phân tử prôtêin ức chế.
    B. Những trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
    C. Nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
    D. Nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã.
    + Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng?
    A. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước các điều kiện môi trường khác nhau.
    B. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
    C. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường.
    D. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.
    + Điểm quyết định trong cơ chế nhân đôi đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nuclêôtít giống phân tử ADN mẹ là:
    A. Sự phá vỡ và tái xuất hiện lần lượt các liên kết hiđrô trong cấu trúc.
    B. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình lắp ghép các nuclêôtít tự do.
    C. Cơ chế nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
    D. Hoạt động theo chiều từ 3’ đến 5’ của enzim ADN-pôli meraza.


    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪