Đề thi thử Hóa học THPTQG 2019 lần 1 liên trường THPT – Nghệ An

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề thi thử Hóa học THPTQG 2019 lần 1 liên trường THPT – Nghệ An

    LTTK Tez giới thiệu đến các em học sinh đang học lớp 12 nội dung đề thi thử Hóa học THPTQG 2019 lần 1 liên trường THPT – Nghệ An, giúp các em có tư liệu tham khảo, ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia môn Hóa học năm học 2018 – 2019.

    Như chúng ta đều biết, tỉnh Nghệ An vốn nổi tiếng là vùng đất hiếu học, có tỉ lệ đỗ đạt cao trong các kỳ thi THPT Quốc gia, tuyển sinh Cao đẳng – Đại học. Đề thi thử THPTQG môn Hóa học các năm trước của các trường THPT tại tỉnh Nghệ An được đánh giá là hay, bám sát đề thi THPTQG môn Hóa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do đó, việc tham khảo đề thi thử Hóa học THPTQG 2019 lần 1 liên trường THPT – Nghệ An là rất cần thiết, các em không nên bỏ qua.

    LTTK Tez giới thiệu sơ lược về đề thi thử Hóa học THPTQG 2019 lần 1 liên trường THPT – Nghệ An để các em nắm sơ qua về hình thức và cấu trúc đề thi: Đề thi thử Hóa học 2019 có mã 301 (trong tổng số 24 mã đề), đề gồm 04 trang với 40 câu trắc nghiệm, thí sinh có 50 phút để hoàn thành bài thi, cấu trúc đề bám sát đề minh họa Hóa học 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề thi có đáp án các mã đề.

    Đây chỉ mới là kỳ thi thử Hóa học đầu tiên của nhóm một số trường THPT tại tỉnh Nghệ An trong năm học 2018 – 2019, và chắc chắn sẽ còn những lần thi tiếp theo, các em hãy theo dõi THI247.com thường xuyên để không bỏ lỡ những đề thi thử Hóa học chất lượng nhé.

    Trích dẫn đề thi thử Hóa học THPTQG 2019 lần 1 liên trường THPT – Nghệ An:
    + Phát biểu nào sau đây sai?
    A. Nguyên tắc để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành kim loại. B. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử.
    C. Kim loại Cu có tính khử yếu hơn Mg. D. Ion Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Ag+.
    + Tiến hành các thí nghiệm sau:
    Thí nghiệm 1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng.
    Thí nghiệm 2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
    Thí nghiệm 3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 .
    Thí nghiệm 4: Để miếng gang (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm một thời gian.
    Thí nghiệm 5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
    Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá học là?
    + Đun nóng hỗn hợp gồm chất vô cơ X (CH4ON2) và chất hữu cơ Y (C2H10O3N2) với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được hỗn hợp khí Z gồm hai khí và dung dịch T gồm hai chất tan. Nhận định nào sau đây là đúng?
    A. Chất Y không tác dụng được với dung dịch axit HCl. B. Chất X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 cho kết tủa màu nâu đỏ.
    C. Hai chất tan trong dung dịch T là Na2CO3 và NaOH dư. D. Hai khí trong Z là amoniac và metylamin có số mol bằng nhau.


    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪



    Link tải tài liệu:

    LINK TẢI TÀI LIỆU