Đề thi thử môn Toán lần 1 THPT Chuyên Biên Hòa - Hà Nam

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    • Câu 1:
      Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho \(\overrightarrow a = \left( {2; - 1;0} \right)\) biết \(\overrightarrow a\) cùng chiều với \(\overrightarrow b\) và \(\left| {\overrightarrow a .\overrightarrow b } \right| = 10\). Chọn phương án đúng.
      • A. \(\overrightarrow b = ( - 6;3;0).\)
      • B. \(\overrightarrow b = \left( { - 4;2;0} \right).\)
      • C. \(\overrightarrow b = (6; - 3;0).\)
      • D. \(\overrightarrow b = \left( {4; - 2;0} \right).\)
    • Câu 2:
      Một người thả 1 lá bèo vào một cái ao, sau 12 giờ thì bèo sinh sôi phủ kín mặt ao. Hỏi sau mấy giờ thì bèo phủ kín 1/5 mặt ao, biết rằng sau mỗi giờ thì lượng bèo tăng gấp 10 lần lượng bèo trước đó và tốc độ tăng không đổi.
      • A. \(12 - \log 5\) (giờ).
      • B. \(\frac{{12}}{5}\) (giờ).
      • C. \(12 - \log 2\) (giờ).
      • D. \(12 + \ln 5\) (giờ).
    • Câu 3:
      Cho hàm số y=f(x) xác định trên \(\mathbb{R}\backslash \left\{ 1 \right\}\) liên tục trên các khoảng xác định của nó và có bảng biến thiên như hình vẽ:

      [​IMG]

      Khẳng định nào sau đây là đúng?
      • A. Đồ thị hàm số có 3 tiệm cận.
      • B. Phương trình f(x)=3 có 3 nghiệm thực phân biệt thì \(m\in (1;2)\)
      • C. Giá trị lớn nhất của hàm số là 2.
      • D. Hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ;1} \right).\)
    • Câu 4:
      Cho hàm số $y = \frac{ax + 1}{bx - 2}$. Tìm $a, b$ để đồ thị hàm số có $x=1$ là tiệm cận đứng và $y = \frac{1}{2}$ là tiệm cận ngang.
      • A. \(a = - 1;\,b = - 2.\)
      • B. \(a = 1;\,b = 2.\)
      • C. \(a = -1;\,b = 2.\)
      • D. \(a = 4;\,b = 4.\)
    • Câu 5:
      Đồ thị hàm số \(y = {x^2} - x\) và đồ thị hàm số \(y = 5 + \frac{3}{x}\) cắt nhau tại hai điểm A và B. Tính độ dài AB.
      • A. \(AB = 8\sqrt 5 .\)
      • B. \(AB = 25.\)
      • C. \(AB = 4\sqrt{2}.\)
      • D. \(AB = 10\sqrt{2}.\)
    • Câu 6:
      Tính giá trị của biểu thức \(P = \frac{{{4^{4 + 3\sqrt[3]{2}}}}}{{{{32.8}^{2\sqrt[3]{2}}}}}.\)
      • A. \(P = {2^{1 - 24\sqrt[3]{2}}}.\)
      • B. \(P = {2^{11}}\)
      • C. \(P = 8\)
      • D. \(P = 2\)
    • Câu 7:
      Biết \(I = \int\limits_0^4 {x\ln (2x + 1)dx} = \frac{a}{b}\ln 3 - c,\) trong đó a, b, c là các số nguyên dương và \(\frac{b}{c}\) là phân số tối giản. Tính \(S=a+b+c\)
      • A. S=60
      • B. S=70
      • C. S=72
      • D. S=68
    • Câu 8:
      Đường cong hình bên là đồ thị của một trong bốn hàm số dưới đây. Hãy chọn phương án đúng.

      [​IMG]
      • A. \(y = {x^3} + 2x - 1.\)
      • B. \(y = {x^4} - {x^2} - 1.\)
      • C. \(y = - {x^4} + {x^2} - 1.\)
      • D. \(y = {x^4} + {x^2} - 1.\)
    • Câu 9:
      Cho hàm số \(y = {x^3} - 3x + 4.\) Khẳng định nào sau đây là đúng?
      • A. Hàm số đạt cực đại tại x=1 và đạt cực tiểu tại x=-1.
      • B. Hàm số nghịch biến trên \((-\infty ;-1)\)
      • C. Hàm số có hai điểm cực trị nằm về hai phía của trục hoành.
      • D. Hàm số có giá trị cực đại là 6.
    • Câu 10:
      Tìm giá trị cực đại \(y_{CD}\) của hàm số \(y = x + \sin 2x\) trên \((0;\pi )\).
      • A. \({y_{CD}} = \frac{\pi }{6} + \frac{{\sqrt 3 }}{2}.\)
      • B. \({y_{CD}} = \frac{{2\pi }}{3} + \frac{{\sqrt 3 }}{2}.\)
      • C. \({y_{CD}} = \frac{{2\pi }}{3} - \frac{{\sqrt 3 }}{2}.\)
      • D. \({y_{CD}} = \frac{\pi }{3} + \frac{{\sqrt 3 }}{2}.\)
    • Câu 11:
      Tìm nguyên hàm của hàm số \(y = f(x) = {\cos ^3}x.\)
      • A. \(\int {f(x)dx} = \frac{{{{\cos }^4}x}}{x} + C.\)
      • B. \(\int {f(x)dx} = \frac{1}{4}\left( {\frac{{\sin 3x}}{3} + 3\sin x} \right) + C.\)
      • C. \(\int {f(x)dx} = \frac{1}{{12}}\sin 3x - \frac{3}{4}\sin x + C.\)
      • D. \(\int {f(x)dx} = \frac{{{{\cos }^4}x.\sin x}}{4} + C.\)
    • Câu 12:
      Một chất điểm đang cuyển động với vận tốc \(v_0=15m/s\) thì tăng vận tốc với gia tốc \(a(t) = {t^2} + 4t\,(m/{s^2}).\) Tính quãng đường chất điểm đó đi được trong khoảng thời gian 3 giây kể từ lúc bắt đầu tăng vận tốc.
      • A. 68,25 m
      • B. 70,25 m
      • C. 69,75 m
      • D. 67,25 m
    • Câu 13:
      Cho lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác ABC vuông tại A, AB=2, AC=3. Mặt phẳng (A’BC) hợp với (A’B’C’) góc 600. Tính thể tích V của khối lăng trụ ABC.A’B’C’.
      • A. \(V = \frac{{9\sqrt {39} }}{{26}}.\)
      • B. \(V = \frac{{3\sqrt {39} }}{{26}}.\)
      • C. \(V = \frac{{18\sqrt {39} }}{{13}}.\)
      • D. \(V = \frac{{6\sqrt {39} }}{{13}}.\)
    • Câu 14:
      Trong không gian cho hình chữ nhật ABCD có AB=1, AD=2. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AD và BC. Quay hình chữ nhật đó xung quanh trục MN ta được một hình trụ. Tính diện tích toàn phần S của hình trụ đó?
      • A. \(S = 10\pi .\)
      • B. \(S = 4\pi .\)
      • C. \(S = 2\pi .\)
      • D. \(S = 6\pi .\)
    • Câu 15:
      Cho mặt cầu \((S):{(x + 1)^2} + {(y - 2)^2} + {(z - 3)^2} = 25\) và mặt phẳng \(\left( \alpha \right):2x + y - 2z + m = 0.\) Tìm tất cả giá trị trị của m để \((\alpha )\) và (S) không có điểm chung.
      • A. \(m\leq -9\) hoặc \(m \geq 21\)
      • B. m<-9hoặc m>21
      • C. \(-9\leq m\leq 21\)
      • D. -9<m<21.
    • Câu 16:
      Tìm nguyên hàm của hàm số $y= x^2 - 3x + \frac{1}{x}$.
      • A. \(\int {f(x) = } \frac{{{x^3}}}{3} + \frac{{3{x^2}}}{2} + \ln x + C.\)
      • B. \(\int {f(x)dx} = \frac{{{x^3}}}{3} - \frac{{3{x^2}}}{2} - \ln \left| x \right| + C.\)
      • C. \(\int {f(x)dx} = \frac{{{x^3}}}{3} - \frac{{3{x^2}}}{2} + \ln \left| x \right| + C.\)
      • D. \(\int {f(x) = } \frac{{{x^3}}}{3} - \frac{{3{x^2}}}{2} + \ln x + C.\)
    • Câu 17:
      Cho điểm M(3;2;1). Mặt phẳng (P) đi qua điểm M và cắt các trục tọa độ Ox, Oy, Oz tại A, B, C sao cho M là trực tâm tam giác ABC. Viết phương trình mặt phẳng (P).
      • A. \(\frac{x}{3} + \frac{y}{2} + \frac{z}{1} = 0.\)
      • B. \(x + y + z - 6 = 0.\)
      • C. \(3x + 2y + z - 14 = 0.\)
      • D. \(\frac{x}{3} + \frac{y}{2} + \frac{z}{1} = 1.\)
    • Câu 18:
      Tìm tất cả giá trị của tham số m để hàm số \(y = \frac{{{x^2} - 4x}}{{x + m}}\) đồng biến trên \(\left[ {1; + \infty } \right).\)
      • A. \(m \in \left( { - \frac{1}{2};2} \right]\backslash \left\{ { - 1} \right\}.\)
      • B. \(m \in \left( { - 1;2} \right]\backslash \left\{ { - 1} \right\}.\)
      • C. \(m \in \left( { - 1;\frac{1}{2}} \right).\)
      • D. \(m \in \left( { - 1;\frac{1}{2}} \right].\)
    • Câu 19:
      Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt cầu \((S):{(x - 2)^2} + {(y + 1)^2} + {(z - 3)^2} = 9.\) Mệnh đề nào sau đây đúng?
      • A. Mặt cầu (S) tiếp xúc với (Oxy).
      • B. Mặt cầu (S) không tiếp xúc với cả ba mặt (Oxy), (Oxz), (Oyz).
      • C. Mặt cầu (S) tiếp xúc với (Oyz).
      • D. Mặt cầu (S) tiếp xúc với (Oxz).
    • Câu 20:
      Tìm giá trị của m để hàm số \(y = {x^4} - 2m{x^2} + m\) có ba điểm cực trị.
      • A. m=0.
      • B. m<0.
      • C. m>0.
      • D. Không tồn tại m.
    • Câu 21:
      Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng \((P):2x + y - 3z + 2 = 0.\) Viết phương trình mặt phẳng (Q) song song và cách (P) một khoảng bằng \(\frac{{11}}{{2\sqrt {14} }}.\)
      • A. \(- 4x - 2y + 6z + 7 = 0;\,4x + 2y - 6z + 15 = 0.\)
      • B. \(- 4x - 2y + 6z - 7 = 0;\,4x + 2y - 6z + 5 = 0.\)
      • C. \(- 4x - 2y + 6z + 5 = 0;\,4x + 2y - 6z - 15 = 0.\)
      • D. \(- 4x - 2y + 6z + 3 = 0;\,4x + 2y - 6z - 15 = 0.\)
    • Câu 22:
      Tính thể tích V của khối tròn xoay do hình phẳng được giới hạn bởi các đường
      [​IMG]
      [​IMG]
      quay quanh trục Ox tạo thành.
      • A. \(V = \frac{{3\pi }}{{10}}.\)
      • B. \(V =10 \pi.\)
      • C. \(V = \frac{{10\pi }}{{3}}.\)
      • D. \(V = 3\pi.\)
    • Câu 23:
      Tính đạo hàm của hàm số \(y = \log ({x^2} - x).\)
      • A. \(y' = \frac{1}{{({x^2} - x)\ln 10}}.\)
      • B. \(y' = \frac{{2x - 1}}{{{x^2} - x}}.\)
      • C. \(y' = \frac{{2x - 1}}{{({x^2} - x)\log e}}.\)
      • D. \(y' = \frac{{2x - 1}}{{{x^2} - x}}.loge.\)
    • Câu 24:
      Gọi \({z_1},{z_2},{z_3},{z_4}\) là bốn nghiệm phức của phương trình \({z^4} - 2{z^2} - 8 = 0.\) Trên mặt phẳng tọa độ, gọi A, B, C, D lần lượt là bốn điểm biểu diễn bốn nghiệm \({z_1},{z_2},{z_3},{z_4}\) đó. Tính giá trị của P=OA+OB+OC+OD, trong đó O là gốc tọa độ.
      • A. \(P=4.\)
      • B. \(P = 2 + \sqrt 2 .\)
      • C. \(P = 2\sqrt 2 .\)
      • D. \(P = 4 + \sqrt 2 .\)
    • Câu 25:
      Cho hàm số $y=f(x)=\left ( \frac{1}{\sqrt2 + \sqrt3} \right )^x$ . Khẳng định nào sau đây là sai?
      • A. Hàm số luôn nghịch biến trên \(\mathbb{R}.\)
      • B. Đồ thị hàm số luôn cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 1.
      • C. Hàm số không có cực trị.
      • D. f(x) luôn nhỏ hơn 1 với mọi x dương.