Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử hội 8 trường chuyên lần 3

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử hội 8 trường chuyên lần 3

    Nối tiếp thành công từ các đợt thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 lần thứ nhất và lần thứ hai, vừa qua, hội 8 trường THPT chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ tiếp tục phối hợp tổ chức kỳ thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm học 2018 – 2019 lần thứ ba. Việc cùng nhau phối hợp tổ chức kỳ thi thử Lịch sử 2019 giữa các trường có rất nhiều ưu điểm: đề thi sẽ là sự kết hợp tri thức của giáo viên Lịch sử của các trường, tạo ra sự giao lưu, cạnh tranh của học sinh trường chuyên, đồng thời giảm bớt công sức trong quá trình tổ chức kỳ thi thử THPTQG môn Lịch sử.

    LTTK TEZ giới thiệu đến bạn đọc đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử hội 8 trường chuyên lần 3, đề thi có mã đề 105, đề gồm 6 trang với 40 câu trắc nghiệm Lịch sử (lớp 10 – lớp 11 – lớp 12), học sinh có 50 phút (không kể thời gian giám thị coi thi phát đề) để làm bài thi Lịch sử, đề có độ khó cao và chứa nhiều câu hỏi Lịch sử ở mức độ vận dụng.

    Trích dẫn đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử hội 8 trường chuyên lần 3:
    + Một trong những nguyên nhân Liên Xô và Mĩ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh vào năm 1989 là?
    A. nền kinh tế hai nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng. B. trật tự hai cực Ianta bị xói mòn và sụp đổ hoàn toàn.
    C. sự suy giảm thế mạnh của hai nước về nhiều mặt. D. phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị mất, của Mĩ bị thu hẹp.
    + Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam?
    A. Khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản.
    B. Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là phân bộ độc lập.
    C. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về chất so với các phong trào trước đó.
    D. Là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
    + Nội dung nào phản ánh đúng đặc điểm của tư sản dân tộc Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX?
    A. Ra đời sau giai cấp nông nhân, có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị chính trị.
    B. Ra đời trước giai cấp nông nhân, có thế lực kinh tế và địa vị chính trị.
    C. Ra đời sau giai cấp công nhân, nhỏ yếu về kinh tế và không có địa vị chính trị.
    D. Ra đời trước giai cấp công nhân, yếu ớt về kinh tế nhưng có địa vị chính trị.


    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪



    Link tải tài liệu:

    LINK TẢI TÀI LIỆU