Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa số 5 của LTTK Education

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài
    Câu 1:
    Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, Bắc Phi là do
    A. nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.
    B. nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.
    C. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
    D. nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260km.
    Câu 2: Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành công nghiệp Hoa Kì có sự thay đổi
    A. giảm tỉ trọng công nghiệp hàng tiêu dùng, tăng tỉ trọng công nghiệp hiện đại.
    B. giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp truyền thống.
    C. giảm tỉ trọng công nghiệp truyền thống, tăng tỉ trọng công nghiệp hiện đại.
    D. tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp hiện đại.
    Câu 3: Cho bảng số liệu
    TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ TRỊ THỰC TẾ PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ
    (Đơn vị: Nghìn tỷ đồng)
    [​IMG]
    (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
    Nhận xét nào đúng với số liệu?
    A. Tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhanh nhất.
    B. Tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư – nghiệp có xu hướng tăng.
    C. Tỉ trọng ngành dịch vụ luôn tăng và lớn nhất qua các năm.
    D. Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng đồng đều qua các năm.
    Câu 4: Yếu tố nào sau đây được xem là cơ sở thuận lợi để giúp các quốc gia Đông Nam Á hợp tác cùng nhau phát triển?
    A. Vị trí địa lý của các quốc gia nằm cạnh nhau.
    B. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.
    C. Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.
    D. Các quốc gia Đông Nam Á có dân số đông, nhiều dân tộc.
    Câu 5: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là
    A. các khối núi và cao nguyên
    B. địa hình thấp và hẹp ngang
    C. bốn cánh cung lớn
    D. núi cao và đồ sộ nhất nước ta.
    Câu 6: Địa hình thấp, hẹp ngang, cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa là đặc điểm của vùng núi
    A. Trường Sơn Nam
    B. Đông Bắc
    C. Tây Bắc
    D. Trường Sơn Bắc
    Câu 7: Dựa vào Alat địa lý Việt Nam, trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
    A. Dãy Pu Đen Đinh
    B. Cánh cung Sông Gâm
    C. Dãy Tam Đảo
    D. Cánh cung Đông Triều
    Câu 8: Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là
    A. cát trắng B. titan
    C. muối biển D. dầu khí
    Câu 9: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là
    A. có địa hình cao nhất nước ta
    B. gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên
    C. địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
    D. có ba mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam
    Câu 10: Chính sách dân số một con của Trung Quốc dẫn đến hậu quả
    A. quy mô dân số giảm
    B. thiếu lao động phát triển kinh tế
    C. mất ổn định về xã hội
    D. mất cân đối giới tính
    Câu 11: Dựa vào Alat địa lý Việt Nam, trang 25, cho biết đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt – Lào, ta đi qua lượt các cửa khẩu
    A. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.
    B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.
    C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang.
    D. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.
    Câu 12: Cho bảng số liệu
    Giá trị xuất khẩu hàng hóa và du lịch của một số nước Đông Nam Á năm 2015
    (Đơn vị: Tỷ USD)
    [​IMG]
    (Nguồn: Niên giám thống kê thế giới năm 2015, NXB Thống kê 2016)
    Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
    A. Cán cân xuất nhập khẩu của Malaixia là âm
    B. Giá trị xuất khẩu của Xingapo là lớn nhất
    C. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam là nhỏ nhất
    D. Cán cân nhập khẩu của Lào là dương.
    Câu 13: Căn cứ vào Átlat địa lý Việt Nam trang 6 – 7, hãy cho biết hướng vòng cung là hướng núi chính của vùng nào sau đây?
    A. Tây Bắc
    B. Trường Sơn Nam
    C. Trường Sơn Bắc
    D. Đông Bắc
    Câu 14: Địa hình đồi núi có ý nghĩa gì với phát triển công nghiệp
    A. miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch.
    B. sông ngòi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn với công suất trên 30 triệu Kw.
    C. nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn ¾ diện tích lãnh thổ.
    D. các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn.
    Câu 15: Quan sát sơ đồ sau:
    Ghi chú: 1 hải lí = 1852m
    [​IMG]
    Hình 1. Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam
    Đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoa HD 981 tại vị trí cách đảo Lý Sơn (nằm trên đường cơ sở của nước ta) 119 hải lí.
    Vậy giàn khoan HD 981 của Trung Quốc được hạ đặt trái phép nằm trong bộ phận nào của vùng biển nước ta?
    A. Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
    B. Lãnh hải
    C. Nội thủy
    D. Vùng tiếp giáp lãnh hải
    Câu 16: Lãnh hải là
    A. Vùng có độ sâu khoảng 200m
    B. vùng tiếp giáp với vùng biển quốc tế
    C. Vùng biển rộng 200 hải lí
    D. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển
    Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không phải là của Biển Đông?
    A.Tương đối kín
    B. Giàu tài nguyên
    C. Thuộc vùng ôn đới
    D. Vùng biển rộng
    Câu 18: Khu vực có thềm lục địa thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng
    A.Vịnh Thái Lan
    B. Vịnh Bắc Bộ
    C. Bắc Trung Bộ
    D. Nam Trung Bộ
    Câu 19: Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết nước ta tỉnh nào vừa tiếp giáp với Bắc Trung Bộ vừa giáp với Tây Nguyên?
    A. Quảng Nam
    B. Bình Định
    C. Quảng Ngãi
    D. Thừa Thiên – Huế
    Câu 20: Từ sông Cả đến dãy Bạch Mã là giới hạn của vùng núi nào?
    A. Đông Bắc
    B. Trường Sơn Bắc
    C. Trường Sơn Nam
    D. Tây Bắc
    Câu 21: Cho bảng số liệu
    Tổng sản phẩm trong nước của một số nước Đông Nam Á phân theo khu vực kinh tế năm 2015.
    Đơn vị: %
    [​IMG]
    (Nguồn: Niên giám thống kê thế giới năm 2015, NXB Thống kê 2016)
    Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
    A. Trong cơ cấu kinh tế, có sự phân hóa rõ rệt giữa các nước trong khu vực
    B. Trong cơ cấu kinh tế, không có sự phân hóa giữa các nước trong khu vực
    C. Trong cơ cấu kinh tế, có sự phân hóa giữa các nước trong khu vực
    D. Trong cơ cấu kinh tế, không có sự phân hóa rõ rệt giữa các nước trong khu vực
    Câu 22: Cho bảng số liệu:
    GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
    (Đơn vị: tỉ USD)
    [​IMG]
    (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
    Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất – nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn từ năm 2010 – 2015?
    A. Xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu.
    B. Tỉ trọng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.
    C. Nhập khẩu luôn nhỏ hơn xuất khẩu.
    D. Xuất khẩu luôn lớn hơn nhập khẩu.
    Câu 23: Cho biểu đồ:
    [​IMG]
    Tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử của một số quốc gia trên thế giới năm 2015. (Đơn vị: %)
    Nhận định nào sau đây đúng trong năm 2015?
    A. Tỉ lệ tử của Trung Quốc cao hơn tỉ lệ tử của Nga
    B. Tỉ lệ tử của Trung Quốc thấp hơn Nga
    C. Tỉ lệ sinh của Nga thấp hơn Trung Quốc
    D. Tỉ lệ sinh của Trung Quốc cao hơn Nga
    Câu 24: Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta
    A. Tây Bắc – Đông Nam
    B. Bắc – Nam
    C. Đông Nam – Tây Bắc
    D. Đông – Tây
    Câu 25: Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát ít phù sa, do
    A. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều
    B. đồng bằng nằm ở chân núi nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống.
    C. trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.
    D. các sông miền trung ngắn hẹp và rất nghèo.
    Câu 26: Thế mạnh nông nghiệp ở đồng bằng không phải là
    A. Chăn nuôi gia súc lớn.
    B. nuôi trồng thủy sản.
    C. Thâm canh, tăng vụ.
    D. cây trồng ngắn ngày.
    Câu 27: Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là
    A. tác động của cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc.
    B. thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới.
    C. tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng.
    D. hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa.
    Câu 28: Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây?
    A. Có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí tất cả các nguồn tài nguyên.
    B. Cho phép các nước tự do hàng hải, hàng không, khai thác dầu, đặt cáp quang ngầm.
    C. Cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển.
    D. Cho phép các nước được khai thác các nguồn tài nguyên.
    Câu 29: Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình của Đồng bằng sông Hồng?
    A. Thấp trũng ở phía tây, cao ở phía đông.
    B. Cao ở phía bắc, thấp dần về phía tây.
    C. Cao ở phía tây, nhiều ô trũng ở phía đông.
    D. Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
    Câu 30: Công nghiệp các nước Đông Nam Á đang phát triển theo hướng
    A. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp khai thác.
    B. chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
    C. đầu tư phát triển công nghiệp nặng.
    D. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
    Câu 31: Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm
    A. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa.
    B. vùng đất, vùng biển, vùng trời.
    C. vùng đất liền, hải đảo, vùng trời
    D. vùng đất, bờ biển, vùng núi.
    Câu 32: Những năm 1973 – 1974 và 1979 – 1980 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh là do
    A. sức mua thị trường trong nước giảm.
    B. khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới.
    C. thiên tai động đất, sóng thần xảy ra nhiều.
    D. khủng hoảng tài chính trên thế giới.
    Câu 33: Cho biểu đồ về cơ cấu xuất nhập khẩu của Thái Lan qua các năm
    [​IMG]
    (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
    Nhận xét nào không đúng với bảng số liệu trên?
    A. Từ năm 2014 – 2015 tỉ trọng xuất khẩu giảm tỉ trọng nhập khẩu tăng.
    B. Từ năm 2012 – 2013 tỉ trọng nhập khẩu giảm, tỉ trọng xuất khẩu tăng.
    C. Năm 2014 tỉ trọng xuất khẩu lớn hơn tỉ trọng nhập khẩu.
    D. Năm 2015 tỉ trọng nhập khẩu lớn hơn tỉ trọng xuất khẩu.
    Câu 34: Vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc
    A. phát triển nền nông nghiệp ôn đới và hàn đới.
    B. bảo vệ chủ quyền quốc gia.
    C. phát triển nền nông nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
    D. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
    Câu 35: Biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu là do
    A. con người đã đưa một lượng khí thải lớn vào khí quyển
    B. các sự cố đắm tàu, tràn vỡ ống dầu.
    C. con người đã đổ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp vào sông hồ.
    D. các thảm họa như núi lửa, cháy rừng.
    Câu 36: Địa danh nào sau đây đúng với tên gọi của vùng núi có các bộ phận: phía đông là dãy núi cao, đồ sộ; phía tây là các dãy núi trung bình; ở giữa là các dãy núi thấp xen với các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi?
    A. Vùng núi Trường Sơn Nam
    B. Vùng núi Đông Bắc
    C. Vùng núi Tây Bắc
    D. Vùng núi Trường Sơn Bắc
    Câu 37: Công nghiệp Đông Nam Á đang phát triển theo hướng tăng cường liên doanh liên kết với nước ngoài, chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu nhằm
    A. thúc đẩy sản xuất trong nước.
    B. tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    C. nâng cao chất lượng nguồn lao động
    D. đẩy mạnh phát triển thương mại.
    Câu 38: Cho bảng số liệu:
    Tỷ trọng 3 khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm trong nước của một số Quốc gia trên thế giới năm 2014
    Đơn vị: %
    [​IMG]
    (Nguồn: Niên giám thống kê thế giới năm 2015, NXB Thống kê 2016)
    Để thể hiện cơ cấu GDP theo các khu vực kinh tế của ba nước trên, biểu đồ nào là thích hợp nhất?
    A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ miền
    C. Biểu đồ tròn D. Biểu đồ kết hợp
    Câu 39: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho
    A. thiên nhiên có sự phân hóa sâu sắc.
    B. địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng
    C. tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.
    D. địa hình nước ta ít hiểm trở.
    Câu 40: Về tự nhiên, miền Tây Trung Quốc không có đặc điểm nào dưới đây?
    A. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, ít mưa.
    B. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các đồng bằng màu mỡ.
    C. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.
    D. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

    Lời giải chi tiết

    12345
    DCACD
    678910
    DACCD
    1112131415
    DBDBA
    1617181920
    DCDAB
    2122232425
    ABBAC
    2627282930
    AAADB
    3132333435
    BBCDA
    3637383940
    CBCCB