Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2020 lần 1 của trường Đồng Đậu – Vĩnh Phúc

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2020 lần 1 của trường Đồng Đậu – Vĩnh Phúc

    Nhằm đáp ứng đồng thời hai yêu cầu: (1) – kiểm tra chất lượng môn Sinh học 12 giai đoạn giữa học kỳ 1 và (2) – kiểm tra toàn diện kiến thức Sinh học trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia 2020 môn Sinh học, trường THPT Đồng Đậu, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức kỳ thi khảo sát chất lượng Trung học Phổ thông Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm học 2019 – 2020.

    LTTK Education giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và đáp án đề KSCL THPT Quốc gia 2020 lần 1 môn Sinh học trường THPT Đồng Đậu – Vĩnh Phúc, để có thể hoàn thành tốt bài thi này, bạn đọc cần nắm chắc các kiến thức Sinh học 12 vừa được học, cũng như ôn tập lại các kiến thức Sinh học 11 trọng tâm.

    Trích dẫn đề KSCL THPT Quốc gia 2020 lần 1 môn Sinh học trường Đồng Đậu – Vĩnh Phúc:
    + Khi nói về cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
    A. Hóa chất 5BU (5-brôm uraxin) có thể gây đột biến thay thế cặp A-T thành T-A.
    B. Tia tử ngoại có thể gây ra đột biến thêm một cặp A-T.
    C. Guanin dạng hiếm (GP*P) có thể kết cặp với ađênin (A) trong quá trình nhân đôi ADN.
    D. Đột biến gen có thể xảy ra ngay cả khi môi trường không có tác nhân gây đột biến.
    + Nhận định nào sau đây là sai khi nói về quá trình phiên mã?
    A. Enzim ARN pôlimeraza tổng hợp mARN có chiều 5’->3’.
    B. Enzim ARN pôlimeraza thực hiện phiên mã cùng lúc trên 2 mạch của ADN.
    C. Phiên mã diễn ra trên 1 đoạn phân tử ADN.
    D. Nguyên liệu là các ribônuclêôtit tự do trong môi trường nội bào.
    + Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Giả sử có 1 thể đột biến của loài này chỉ bị đột biến mất đoạn nhỏ không chứa tâm động ở 1 NST thuộc cặp số 5. Cho biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?
    I. Giao tử được tạo ra từ thể đột biến này có 12 NST.
    II. Mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 5 đều tăng lên.
    III. Trong tổng số giao tử được tạo ra có 50% số giao tử không mang NST đột biến.
    IV. Tất cả các gen còn lại trên NST số 5 đều không có khả năng nhân đôi.



    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪


    Link tải tài liệu:

    LINK TẢI TÀI LIỆU