Địa lý 10 Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Sử dụng hợp lí tài nguyên,bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển
    a. Hiện trạng của tài nguyên và môi trường
    • Các nguồn tài nguyên có hạn, đang bị cạn kiệt (khoáng sản, sinh vật)
    • Môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm, suy thoái, sự nóng lên của Trái Đất do các khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính.
    b. Sự phát triển bền vững
    • Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường để cho sự phát triển của xã hội hôm nay không làm hạn chế cho sự phát triển của ngày mai, phải tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai.
    • Mục tiêu của sự phát triển bền vững: Sự phát triển phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao,trong môi trường sống lành mạnh.
    • Cơ sở của sự phát triển bền vững:
      • Giảm đến mức thấp của sự cạn kiệt tài nguyên môi trường. Đảm bảo sử dụng lâu dài các tài nguyên tái tạo lại được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, tìm ra nguyên liệu mới thay thế.
      • Bảo tồn tính đa dạng sinh học, quản lí tốt phương thức và mức độ sử dụng.
      • Bảo vệ, duy trì các hệ sinh thái tự nhiên,phục hồi lại các môi trường đã bị suy thoái, giữ gìn cân bằng các hệ sinh thái.
    c. Hướng giải quyết các vấn đề môi trường
    • Phải có sự phối hợp,nỗ lực chung của các quốc gia,mọi tầng lớp trong xã hội.
    • Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh.
    • Giúp các nước đang phát triển thoát khỏi đói nghèo.
    • Áp dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường, sử dụng hợp tài nguyên.
    • Phải thực hiện các công tác quốc tế về môi trường, luật môi trường.
    2. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển
    • Sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa nhanh,dẫn đến vấn đề môi trường toàn cầu (mưa axit,..), chủ yếu ở Hoa Kì.
    • Nhiều nước công nghiệp phát triển đã bảo vệ tốt hơn môi trường của nước mình, lại chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.
    3. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển
    a. Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát triển
    • Chiếm ½ diện tích các lục địa, ¾ dân số thế giới, giàu tài nguyên, môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng.
    b. Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển
    • Khai thác và chế biến khoáng sản:là nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ.
    • TLCH 165: Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật làm giảm chi phí sử dụng nguyên nhiên liệu, tìm được các nguyên nhiên liệu rẻ tiền thay thế, làm cho các nước đang phát triển giảm nguồn thu ngoại tệ,nợ tăng lên.
    • Việc khai thác mỏ mà không chú ý đến bảo vệ môi trường, thì môi trường dễ bị ô nhiễm.
    • Các nước phát triển lợi dụng khó khăn ở các nước đang phát triển để bóc lột tài nguyên.
    c. Việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp ở các nước đang phát triển
    • Tài nguyên rừng rất phong phú
    • Việc đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng lấy củi,lấy lâm sản xuất khẩu, mở rộng diện tích canh tác,... dẫn tới rừng bị suy giảm về diện tích, chất lượng, thúc đẩy quá trình hoang hoá ở vùng nhiệt đới.

    Bài tập minh họa
    Bài tập 1: Những báo động về thủng tầng ô dôn, về sự nóng lên của Trái Đất do các khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính có phải là những báo động về khủng hoảng môi trường không?
    • Những hiện tượng kể trên là những dấu hiệu về khủng hoảng môi trường, mất cân bằng sinh thái.
    Bài tập 2: Các tiến bộ khoa học kĩ thuật nào đã làm cho giá nguyên liệu có xu hướng giảm trong mấy thập kỉ qua?
    • Các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong công nghệ sinh học: tạo ra những giống mới, kể cả những giống không có trong tự nhiên cùng những bước tiến quan trọng trong chuẩn đoán và điều trị bệnh,..
    • Các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong công nghệ vật liệu: tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới, với những tính năng mới (vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn,..).
    • Các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong công nghệ năng lượng: phát triển theo hướng tăng cường sử dụng các dạng năng lượng hạt nhân, mặt trời, sinh học, địa nhiệt, thủy điện và năng lượng gió.
    Bài tập 3: Thế nào là sự phát triển bền vững?
    • Phát triển bền vững là phát triển để thỏa mãn các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai.
    Bài tập 4: Tại sao việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thế giới?
    • Các vấn đề môi trường nhìn chung đều có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ô dôn, mưa axit, ô nhiễm nguồn nước sông, hiển…
    • Vì vậy, việc giải quyết vấn đồ môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người.
    Bài tập 5: Các nước đang phát triển gặp những khó khăn gì về mặt kinh tế- xã hội khi giải quyết vấn đề môi trường?
    • Các nước đang phát triển phần lớn là các nước nghèo, chậm phát triển về kinh tế- xã hội. Vì thế, để phát triển kinh tế các nước này đã đẩy mạnh việc khai thác các tài nguyên.
    • Ba phần tư dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển, tỉ lệ gia tăng dân số nhanh đã gây sức ép lớn đến tài nguyên và môi trường (làm tăng quy mô và tốc độ khai thác tài nguyên như đất, nước, sinh vật.., đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường).
    • Việc ứng dụng các công nghệ sản xuất hiện đại trong sản xuất, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu đã làm cho giá nguyên liệu nhiều loại khoáng sản giảm. Chính vì vậy, nhiều nước đang phát triển đã phải tăng cường khai thác khoáng sản xuất khẩu để bù lại giá thấp.
    • Nông nghiệp còn tiến hành theo lối quảng canh, nên ờ các nước nhiệt đới còn phổ biến tình trạng đốt nương làm rấy phá rừng để lấy đất canh tác. Việc theo đuổi mục tiêu tự túc lương thực bằng mọi giá đã làm cho hàng triệu ha đất rừng bị mất đi, nhường chỗ cho các đồi núi trọc,…
    • Được giải quyết việc làm, cải thiện cơ sở vật chất kĩ thuật.. các nước đang phát triển nhận đầu tư từ các nước iư hàn phái triển. Trong vài ha chục năm ưở lại đây, các nước phát triển đẩy mạnh đầu lư vào các nước đang phát triển, (các ngành cần nhiều nguyên liệu, nhiên liệu, lao động không cần công nghệ cao, dễ gây ô nhiễm môi trường. Trong sự hợp tác bất bình đẳng đó, các nước đang phát triển bao giờ cũng chịu phần nhiệt và phải trả giá đắt về sự ô nhiễm và suy thoái môi trường.