Địa lý 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    I. Dân số
    1. Bùng nổ dân số
    [​IMG]

    (Biểu đồ quy mô dân số thế giới giai đoạn 1960-2010)

    • Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX.
      • Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỉ XX.
      • Năm 2005 đã đạt 6477 triệu người. ( hiện nay khoảng 07 tỷ người - năm 2011)
      • Gia tăng dân số chủ yếu do các nước đang phát triển, vì các nước này chiếm:
        • 80% số dân thế giới
        • 95% dân số tăng hằng năm của thế giới.
      • Tỉ suất gia tăng dân số của các nước đang phát triển > mức trung bình thế giới > các nước phát triển.
    • Dân số bùng nổ hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển: (chiếm 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới).
    • Ảnh hưởng:
      • Tích cực: Tạo ra nguồn lao động dồi dào.

      • Tiêu cực: Gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống....
    2. Già hóa dân số
    [​IMG]

    (Biểu đồ dân số nhóm nước phát triển và đang phát triển)

    • Dân số thế giới có xu hướng già đi:
      • Tỉ lệ người < 15 tuổi giảm.
      • Tỉ lệ người > 65 tuổi tăng.
      • Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng
    • Sự già hoá dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển do các nước này có:
      • Tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp, giảm nhanh.
      • Cơ cấu dân số già.
    • Hậu qủa của cơ cấu dân số già:
      • Thiếu lao động.
      • Chi phí phúc lợi cho người già tăng.
    II. Môi trường
    1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôzôn
    • Nguyên nhân: Do con người thải khối lượng lớn khí thải như khí CO2, khí CFCs
      • Lượng CO2 tăng → hiệu ứng nhà kính tăng → nhiệt độ Trái đất tăng.
      • Khí thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt → mưa axit → tầng ôzôn mỏng và thủng.
    • Hậu quả: Nhiệt độ không khí (trái đất) tăng, tầng ôdôn bị mỏng đi, có nơi bị thủng, khí hậu toàn cầu biến đổi
    2. Ô nhiễm môi trường nước ngọt, biển và đại dương
    • Nguyên nhân: Do chất thải trong sx và sinh hoạt chưa xử lí đưa trực tiếp vào các sông, hồ, biển.
      • Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lí đổ trực tiếp vào sông hồ → ô nhiễm → thiếu nước sạch.
      • Chất thải công nghiệp chưa xử lí → đổ trực tiếp vào sông biển, đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu
    • Hậu quả: Khan hiếm nguồn nước sạch, Biển và đại dương bị ô nhiểm nên suy giảm tài nguyên.
    → Môi trường biển chịu nhiều tổn thất.

    3. Suy giảm đa dạng sinh học
    • Nguyên nhân: Khai thác quá mức nhất là diện tích rừng bị thu hẹp nhanh.
      • Khai thác thiên nhiên quá mức → sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng → mất nhiều loài sinh vật, gen di truyền, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu sản xuất …
    • Hậu quả: Nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng và tuyệt chủng.
    → Một số vấn đề về môi trường toàn cầu

    [​IMG]
    [​IMG]


    III. Một số vấn đề khác
    • Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố trở thành mối đe dọa trực tiếp tới ổn định hòa bình của thế giới.
      • Nạn khủng bố : Tấn công bằng chất nổ, vũ khí sinh học, phá hoại mạng.
      • Hoạt động kinh tế ngầm : buôn lậu vũ khí, rửa tiền, buôn bán ma tuý…
    • Để giải quyết các vấn đề trên cần phải có sự hợp tác tích cực của các quốc gia và cộng đồng quốc tế.
      • Các quốc gia và cộng đồng quốc tế cần phải hợp tác gìn giữ hòa bình của khu vực và thế giới.