SDN, NFV và VNF là một trong những thuật ngữ trong ngành công nghiệp mạng xuất hiện trong những năm gần đây. Mạng điều khiển bằng phần mềm (SDN - Software defined networking), ảo hóa chức năng mạng (NFV - network function virtualization) và các chức năng mạng ảo liên quan (VNF - virtual network functions) là những xu hướng quan trọng. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Forrester - Andre Kindness, thuật ngữ mơ hồ từ các nhà cung cấp đã tạo ra một thị trường phức tạp cho người dùng cuối đánh giá công nghệ mạng thế hệ tiếp theo. Ông cho hay: Rất ít chuyên gia I&O hiểu được những từ viết tắt này và chính sự nhầm lẫn này đã dẫn đến nhiều hoạt động đầu tư vào mạng. Vậy sự khác biệt giữa SDN, NFV và VNF là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! SDN - Phần mềm xác định mạng SDN là ý tưởng tách riêng các control plane của một mạng từ mặt phẳng dữ liệu chuyển tiếp lưu lượng mạng. Mục đích của sự phân tách này là tạo ra một mạng lưới được quản lý và lập trình một cách tập trung. Một số triển khai SDN sử dụng nền tảng quản lý dựa trên phần mềm để kiểm soát phần cứng mạng. Các phương pháp khác sử dụng phần cứng và phần mềm tích hợp. Công nghệ này chủ yếu được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu doanh nghiệp cho những khách hàng yêu cầu một mạng lưới dễ dàng thích ứng với nhu cầu của doanh nghiệp so với kiến trúc mạng truyền thống. SDN cũng có một số danh mục con, bao gồm cả mạng SD-WAN (software-defined Wide Area Network) hoặc sử dụng SDN để phân đoạn lưu lượng mạng cho các mục đích bảo mật. SD-WAN - công nghệ mạng tương lai NFV - Ảo hóa chức năng mạng Ảo hóa chức năng mạng ban đầu được hình thành bởi một tập đoàn các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đang tìm cách dễ dàng kiểm soát cách cung cấp dịch vụ mạng cho khách hàng. Ý tưởng cơ bản của NFV là ảo hóa các dịch vụ mạng và tóm lược chúng từ phần cứng chuyên dụng. Các triển khai NFV thường sử dụng các commodity server để chạy các phiên bản phần mềm của các dịch vụ mạng trước đó dựa trên phần cứng. Các dịch vụ dựa trên phần mềm này được gọi là VNF (Virtual Network Functions) và sẽ chạy trong môi trường NFV. Ví dụ về VNF bao gồm định tuyến, firewall, cân bằng tải, tăng tốc WAN và mã hóa. Các nhà sản xuất có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ bằng cách ảo hóa các dịch vụ mạng này.