Dựa vào bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, em hãy đóng vai người cháu hồi tưởng kỉ niệm về người bà.

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Dựa vào bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, em hãy đóng vai người cháu hồi tưởng kỉ niệm về người bà.
    • Mở bài:
    Nước Nga đang vào mùa đông. Tiết trời buốt giá, tuyết phủ đầy trời. Xa quê ngàn dặm, cứ nghĩ đến bà là dòng kĩ niêm lại ào ạt hiện về trong tâm tưởng khiến tôi rưng rưng như muốn khóc. Tôi thương quê hương đang trong lửa đạn kẻ thù, thương bà sớm hôm vất vả, nhớ bếp lửa ngày đông khói cay sè đôi mắt. Ôi quê hương.
    • Thân bài:
    Tôi còn nhớ năm ấy ở Việt Nam – Tổ quốc yêu thương của tôi xảy ra một tai họa khủng khiếp mà có lẽ ai đã từng trải qua, từng được chứng kiến sẽ không bao giờ có thể quên được. Đó là nạn đói năm 1945. Chao ôi! có lẽ trên thế giới này chưa từng có một thiên tai thảm họa nào mà chỉ trong một thời gian ngắn ngủi như thế lại có thể làm chết hơn hai triệu người.
    Sáng nào người đi làm đồng là lại thấy ba bốn người nằm cồng queo trên đường. Mùi tử khí nồng nặc. Ấn tượng về một cỏi dương mang hơi hướng của cỏi âm cứ ám ảnh trong tâm hồn thơ bé của tôi suốt nhiều năm dài. Hồi ấy bố tôi còn làm nghề đánh xe ngựa. Năm đó, cuộc sóng chật vật trăm bề. Đến cả con ngựa kéo xe cũng còm cỏi khô héo gầy rạc như một bộ xương. Kẻ thù thật độc ác.
    Rồi kháng chiến bùng nổ, bố mẹ tôi thoát ly gia đình đi làm Cách mạng. Từ đấy tôi sống với bà. Năm ấy tôi bốn tuổi. Bà tôi phúc hậu khiêm nhường. Bà lại giỏi buôn bán chạy chợ, tần tảo vun vén cho cả gia đình tươm tất. Các chú các bác tôi lớn lên là đi theo cụ Hồ để đánh Pháp nên bà tôi mãn nguyện lắm.
    Năm ấy, tôi nhớ bà tôi bước và tuổi ngũ tuần. Năm mươi tuổi nhưng bà tôi tháo vát, nhanh nhẹn lắm. Nhiều người tuổi còn trẻ thế mà không bén gót chân bà. Cứ thế hết việc chạy chợ là bà lại xoay ra chuyện đồng áng, cứ luôn chân luôn tay không nghĩ ngơi.
    Những tháng năm sống gắn bó với bà, tôi mới hiểu đời bà thật khổ lắm gian truân. Biết bao mưa nắng giông bảo cuộc đời bà đều nếm trải. Thế mà tôi chưa bao giờ thấy bà tôi than thân trách phận. Tám năm ròng rã, với bao đói kém ngoặc nghèo, với bao lần gồng gánh chạy loạn vì giặc giã. Bà tôi chăm sóc, che chở ấp ủ tôi bằng tấm lòng của một người bà Việt Nam. Bà là chỗ dựa vững chắc cả vật chất và tinh thần cho tâm hồn thơ bé của tôi.
    Ngày nắng cũng như ngày mưa, lúc nắng hạ oi nồng hay những ngày đông tháng giá, ngày nào bà tôi cũng đều thức dậy rất sớm. Bà nhóm bếp nấu nước, luộc khoai, luộc sắn. Hôm nào có gạo nếp mới là bà tôi lại thổi xôi. Bà làm sẵn hết đến khi tôi trở dậy là có cái để lăn rồi.
    Ôi! Mùi khói bếp quê hương. Cái sợi khói mong manh ấy lại mang nhiều “sức mạnh” đến thế. Nó khiến cho tôi cây xè, rồi nước mắc nước mũi cứ thi nhau chảy ra. Nhất là những hôm củi ướt, bếp lửa cứ “sập xùi” chẳng chịu cháy cho. Khổ vô cùng. Có nhóm bếp mới hiểu bà khó nhọc, lam lũ. Bà tôi yêu tôi lắm.
    Ban ngày, bà dạy tôi làm những công việc nhà trong khả năng của mình. Nào rửa bát, quét sân, cho gà ăn. những công việc ấy tôi đều làm được hết. Dường như càng gian khổ, tôi càng chóng trưởng thành. Qua lời bà thủ thỉ tôi hiểu được vì sao tôi phải xa bố mẹ và lòng yêu thương quê hương đất nước mình cứ nhen nhóm lớn dần trong tôi. Mới mười tuổi đầu tôi đã biết trân trọng vị ngọt bùi của khoai sắn.
    Bà tôi thuộc nhiều câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ lắm. Bà bảo đó là trí tệ lao động của nhân dân mình. Mãi sau này tôi mới hiểu vì sao bà tôi lại nói như thế. Rồi chuyện “Cây khế”, “Tấm Cám” rồi cả “Thạch Sanh”…. cùng bao câu truyện lý thú khác mà tôi biết được cũng từ lời kể của bà. Thế giới cổ tích đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi biết bao yêu thương. Bà còn kể cho tôi nghe những ngày bà ở Huế, những lời bà luôn cuốn hú tâm hồn tôi.
    Tôi nhớ mãi lần ấy, giặc tràn vào tàn sác đốt phá quê hương. Giặc rút đi. Tang tóc bao trùm làng xóm. Nhiều người bị chết, người bị mất nhà cửa. Bà cháu tôi chạy giặc về thì nhà đã cháy rụi rồi. May mà có hàng xóm mỗi người giúp một tay đỡ đần giúp bà cháu tôi dựng lại túp lều tranh. Tất cả lại bắt đầu từ đóng tro tàn. Vất vả chồng lên vất vả, gian truân nối tiếp gian truân, vậy mà bà cứ dặn đi dặn lại: Bố mẹ cháu ở chiến khu còn nhiều việc bận rộn lắm. Cháu có viết thư chớ kể chuyện ở nhà, cháu nhớ chưa?
    Tôi ngạc nhiên lắm: Bà ơi sao lại không kể hả bà?
    Vì điều đó sẽ làm cho bố mẹ cháu thêm lo lắng. Lo mà lại không về được thì nổi lo tăng lên gấp bội phần. Cháu cứ báo ở nhà vẫn bình an là được rồi. Bà tôi dặn kĩ.
    Chao ôi! Tấm lòng của bà tôi. Hi sinh hết thảy cho con cháu. Chẳng bao giờ bà so đo tính toán hay nghĩ cho riêng mình. Cứ thế theo tháng ngày, ngọn lửa trên bếp đã hóa thành ngọn lửa của lòng bà nhóm dậy trong tâm hồn tôi bao niềm vui niềm tin trong cuộc đời. Lòng bà luôn ủ sẵn, luôn nồng đượm tình yêu thương để nhóm dậy những tâm tình tuổi nhỏ.
    • Kết bài:
    Giờ đây tôi đã xa quê ngàn dặm, thấy ngọn khói trăm tàu, thấy ngọn lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả nhưng chẳng bao giờ quên được bếp lửa nồng ấm và người bà hiền hậu thức dậy nhóm bếp mỗi sớm mai.