Gatsby Vĩ Đại - F. Scott Fitzgerald Fitzgerald lấy chủ đề của Gatsby vĩ đại theo các chủ đề được ông đề cập đến trong hai cuốn tiểu thuyết trước đó: Phía bên này thiên đường, Những kẻ tài sắc bị đoạ đày và rất nhiều truyện khác. Có thể nói đó là mảng chủ đề xuyên suốt làm nên diện mạo phong cách của ông: chủ đề và sự nối tiếc một quá khứ huy hoàng đã qua, mong ước được trở lại những giờ phút đắm say đã mất, cố gắng làm sống lại ký ức tươi đẹp với hy vọng hão huyền, để rồi tất cả vỡ vụn trước thực tế phũ phàng [5, trang 598 - 599]. Trong Gatsby vĩ đại, tác giả gợi lại nhiều kỉ niệm cá nhân trong khi kể lại một cách trào phúng một câu chuyện thời sự về tình và tiền vào những năm cuồng loạn ở Mỹ sau Đại chiến I, những năm được mệnh danh là "Những năm 20 ầm ĩ" (The Roaring Twenties). Nó là sự phản ánh thời đại mà bản thân Fitzgerald gọi là "thời đại nhạc Jazz". Ngay sau Thế giới chiến thứ I và cuộc đại suy thoái 1929 - 1933 tác phẩm vô cùng sâu sắc về tinh thần của thế hệ đương thời Fitzgerald. Ông miêu tả một xã hội giàu có, ăn chơi phè phỡn, có bộ mặt lộng lẫy giả tạo, thiếu văn hoá, đạo đức chán ngấy qua lời của nhân vật Nick. Nhiều người trong số những sự kiện từ thời thơ ấu của Fitzgerald xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông, Gatsby vĩ đại (The Great Gatsby), xuất bản năm 1925. Như Fitzgerald, Nick Carraway là một người đàn ông chu đáo trẻ từ Minnesota, học tại một trường Ivy League (trong trường hợp của Nick, Yale), người di chuyển đến New York sau chiến tranh. Cũng tương tự như Fitzgerald là Jay Gatsby, một thanh niên nhạy cảm thần tượng sự giàu có và sang trọng và những người rơi vào tình yêu với một người phụ nữ trẻ đẹp trong khi đóng quân tại một doanh trại quân đội ở miền Nam. Gatsby là một trong những nhân vật mở đầu cho kiểu nhân vật thuộc "thế hệ mất mát" trong văn học Hoa Kỳ và Châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Những nhân vật này dù có nỗ lực đến mấy cũng không thể hoà nhập lại với đời sống bình thường. Họ tìm niềm vui trong hoan lạc, rượu và du ngoạn. Rốt cuộc càng cố vượt thoát nỗi cô đơn bao nhiêu họ càng rơi vào cảnh cô đơn bấy nhiêu. Họ luôn là những kẻ bên lề cuộc đời, xa lạ với mọi toan tính ích kỷ của người đời, để cuối cùng họ là nạn nhân của những toan tính ấy. ✪ ✪ ✪ ✪ ✪ Theo LTTK Education