Ghi dấu + vào ý trả lời đúng về nhận xét so sánh hai tháp dân số ở các mặt như hình dạng tháp, cơ cấu dân số theo độ tuổi, tỉ lệ dân số phụ thuộc

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 2. Ghi dấu (+) vào ý trả lời đúng về nhận xét so sánh hai tháp dân số ở các mặt:
    a) Hình dạng của tháp
    □ Hai tháp dân số (năm 1989 và năm 1999) đều có đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn.
    □ Chân của đáy tháp (nhóm tuổi: 0-4) của năm 1999 đã thu hẹp hơn so với năm 1989.
    □ Sự khác biệt về hình dạng của hai tháp biểu hiện cơ cấu dân số của nước ta có xu hướng thay đổi theo hướng tích cực.
    b) Cơ cấu dân số theo độ tuổi
    □ Số người dưới và trong độ tuổi lao động ở hai tháp đều cao.
    □ Số người trong và ngoài độ tuổi lao động năm 1999 cao hơn năm 1989.
    □ Số người dưới độ tuổi lao động năm 1999 nhỏ hơn năm 1989.
    c) Về tỉ lệ dân số phụ thuộc
    □ Năm 1989 tỉ lệ dân số phụ thuộc là 7,2%.
    □ Năm 1999 tỉ lệ dân số phụ thuộc tăng lên là 8,1%.
    d) Nhận xét chung
    □ Từ năm 1989 đến năm 1999, cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có sự thay đổi theo hướng tích cực: giảm tỉ lệ số người dưới độ tuổi lao động, tăng tỉ lệ số người trong và ngoài độ tuổi lao động.
    Hướng dẫn trả lời
    a) Hình dạng của tháp
    + Hai tháp dân số (năm 1989 và năm 1999) đều có đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn.
    + Chân của đáy tháp (nhóm tuổi: 0-4) của năm 1999 đã thu hẹp hơn so với năm 1989.
    + Sự khác biệt về hình dạng của hai tháp biểu hiện cơ cấu dân số của nước ta có xu hướng thay đổi theo hướng tích cực.
    b) Cơ cấu dân số theo độ tuổi
    □ Số người dưới và trong độ tuổi lao động ở hai tháp đều cao.
    □ Số người trong và ngoài độ tuổi lao động năm 1999 cao hơn năm 1989.
    + Số người dưới độ tuổi lao động năm 1999 nhỏ hơn năm 1989.
    c) Về tỉ lệ dân số phụ thuộc
    □ Năm 1989 tỉ lệ dân số phụ thuộc là 7,2%.
    □ Năm 1999 tỉ lệ dân số phụ thuộc tăng lên là 8,1%.
    d) Nhận xét chung
    + Từ năm 1989 đến năm 1999, cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có sự thay đổi theo hướng tích cực: giảm tỉ lệ số người dưới độ tuổi lao động, tăng tỉ lệ số người trong và ngoài độ tuổi lao động.