Giải tích 12 nâng cao - Ôn tập cuối năm - Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 1 trang 211 SGK Giải tích 12 Nâng cao.
    a) Chứng minh rằng hàm số f(x) = ex – x – 1 đồng biến trên nửa khoảng \([0; +∞)\)
    b) Từ đó suy ra: ex > x + 1 với mọi x > 0.
    Giải

    a) Vì f(x) liên tục trên \(\mathbb R\) và f '(x) = ex – 1 > 0 với mọi x > 0 nên f đồng biến trên \([0; +∞)\)
    b) Do f(x) đồng biến trên \([0; +∞)\) nên với mọi x > 0, ta có: f(x) = ex – x – 1 > f(0) > 0
    Từ đó suy ra: ex > x + 1 với mọi x > 0



    Câu 2 trang 211 SGK Giải tích 12 Nâng cao.
    a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số f(x) = 2x3 – 3x2 – 12x – 10
    b) Chứng minh rằng phương trình 2x3 – 3x2 – 12x – 10 = 0 có nghiệm thực duy nhất.
    c) Gọi nghiệm thực duy nhất của hàm số là \(α\).
    Chứng ming rằnh \(3,5 < α < 3,6\).

    Giải
    a) TXD: \(D =\mathbb R\)
    f ’(x) = 6(x2 – x – 2)
    \(f'(x) = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    x = - 1 \hfill \cr
    x = 2 \hfill \cr} \right.\)
    Hàm số đạt cực đại tại \(x=1;\;y_{CĐ}=-3\)
    Hàm số đạt cực tiểu tại \(x=2;\;y_{CĐ}=-30\)
    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } f(x) = \pm \infty \)
    Ta có bảng biến thiên:
    [​IMG]
    Đồ thị
    [​IMG]
    b) Đồ thị hàm số y = 2x3 – 3x2 – 12x – 10 cắt trục hoành tại một điểm duy nhất nên phương trình đã cho có nghiệm thực duy nhất.
    c) Ta có: \(f(3, 5).f(3, 6) < 0\)
    Vì vậy, phương trình có nghiệm \(α\) duy nhất thỏa mãn điều kiện \(3,5 < α < 3,6\).


    Câu 3 trang 211 SGK Giải tích 12 Nâng cao.
    Gọi (C) là đồ thị của hàm số y = ln x và (D) là một tiếp tuyến bất kỳ của (C).
    Chứng mình rằng trên khoảng (0, +∞); (C) nằm ở phía dưới đường thẳng (D).
    Giải

    Giả sử M(x0, lnx0) ∈ (C) (x0 > 0 )
    Ta có: \(y' = {1 \over x}\)
    Tiếp tuyến của (C) tại M có phương trình là:
    \(y = {1 \over {{x_0}}}(x - {x_o}) + \ln {x_0}\)
    Vậy với mọi x ∈ (0,+∞), ta cần chứng minh:
    \(\eqalign{
    & {1 \over {{x_0}}}(x - {x_0}) + \ln {x_0} \ge \ln x \cr
    & \Leftrightarrow {x \over {{x_0}}} - 1 - \ln {x \over {{x_0}}} \ge 0 \cr} \)
    Đặt \(t = {x \over {{x_0}}} > 0\)
    Xét hàm số \(g(t) = t – \ln t\) với t > 0
    \(\eqalign{
    & g' = 1 - {1 \over t} = {{t - 1} \over t} \cr
    & g' = 0 \Leftrightarrow y = t = 1 \cr} \)
    Bảng biến thiên
    [​IMG]
    Từ bảng biến thiên ta có \(g(t) ≥ 1\) với mọi \(t \in (0, +∞)\)
    \( \Rightarrow t - \ln t - 1 \ge 0 \Rightarrow {x \over {{x_0}}} - 1 - \ln {x \over {{x_0}}} \ge 0\) với mọi \(x > 0\)
    Vậy trên \((0; +∞)\) (C) nằm phía dưới đường thẳng (D)


    Câu 4 trang 212 SGK Giải tích 12 Nâng cao.
    Một xưởng in có 8 máy in, mỗi máy in được 3600 bản in trong một giờ. Chi phí để vận hành một máy trong mỗi lầm in là 50 nghìn đồng. Chi phí để n máy chạy trong một giờ là 10(6n + 10) nghìn đồng.
    Hỏi nếu in 50000 tờ quảng cáo thì phải sử dụng bao nhiêu máy để được lãi nhiều nhất?
    Giải

    Gọi x là số máy in được sử dụng (x nguyên, 1 ≤ x ≤ 8)
    Khi đó, thời gian in 50000 tờ quảng cáo là:
    \({{50000} \over {3600x}}\,(h) = {{125} \over {9x}}\,(h)\)
    Tổng chi phí để in 50000 tờ quảng cáo là:
    \(f(x) = {{125} \over {9x}}(6x + 10).10 + 50x\) (nghìn đồng)
    Số lãi sẽ nhiều nhất nếu chi phí ít nhất
    Ta cần tìm giá trị nhỏ nhất của f(x) trên [1, 8]
    Ta có:
    \(\eqalign{
    & f(x) = {{2500} \over 3} + 50x + {{12500} \over {9x}};\,\,\,x \in {\rm{[}}1,\,8{\rm{]}} \cr
    & f'(x) = 50 - {{12500} \over {9{x^2}}} = {{50(9{x^2} - 250)} \over {9{x^2}}} \cr
    & f'(x) = 0 \Leftrightarrow x = \sqrt {{{250} \over 9}} \approx 5,3 \cr} \)
    Bảng biến thiên:
    [​IMG]
    Trên [1, 8] đạt giá trị nhỏ nhất tại \(x = \sqrt {{{250} \over 9}} \)
    Vì \(x\) nguyên nên khi sử dụng 5 máy thì thì thu được nhiều lãi nhất.



    Câu 5 trang 212 SGK Giải tích 12 Nâng cao.
    Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(f(x) = {1 \over {\sqrt { - {x^2} + x + 6} }}\) trên đoạn [0, 1]
    Giải

    Xét hàm số g(x) = -x2 + x + 6 với x ∈ [0, 1)
    Ta có:
    \(\eqalign{
    & g'(x) = - 2x + 1 \cr
    & g'(x) = 0 \Leftrightarrow x = {1 \over 2} \cr} \)
    \(\eqalign{
    & g(0) = 6;\,\,\,g({1 \over 2}) = {{25} \over 4};\,\,\,g(1) = 6 \cr
    & \mathop {\min }\limits_{x \in {\rm{[}}0,1{\rm{]}}} (x) = 6;\,\,\,\mathop {\max }\limits_{x \in {\rm{[}}0,1{\rm{]}}} (x) = {{25} \over 4} \cr} \)
    \(\eqalign{
    & \Rightarrow 6 \le g(x) \le {{25} \over 4}\,\,\,(\forall x \in {\rm{[}}0,1{\rm{]}}) \cr
    & \Rightarrow {2 \over 5} \le f(x) = {1 \over {\sqrt {g(x)} }} \le {{\sqrt 6 } \over 6} \cr} \)
    Vậy \(\mathop {\max}\limits_{x \in [0,1{\rm{]}}} (fx) = {{\sqrt 6 } \over 6};\,\,\,\mathop {\min }\limits_{x \in [0,1{\rm{]}}} (fx) = {2 \over 5}\)



    Câu 6 trang 212 SGK Giải tích 12 Nâng cao.
    a) Cho \(P(x) = {{{4^x}} \over {{4^x} + 2}}\) và hai số a, b thỏa mãn a + b = 1
    Hãy tính P(a) + P(b)
    b) Hãy so sánh \(A = \root 3 \of {18} \) và \(B = {({1 \over 6})^{\log _62 - {1 \over 2}\log _{\sqrt 6 }5}}\)
    Giải

    a) Ta có:
    \(\eqalign{
    & p(a) + p(b) = {{{4^a}} \over {{4^a} + 2}} + {{{4^b}} \over {{4^b} + 2}} \cr
    & = {{{4^a}({4^b} + 2) + {4^b}({4^a} + 2)} \over {({4^a} + 2)({4^b} + 2)}} = {{{{2.4}^{a + b}} + 2({4^a} + {4^b})} \over {{4^{a + b}} + 4 + 2({4^a} + {4^b})}} \cr
    & = {{8 + 2({4^a} + {4^b})} \over {8 + 2({4^a} + {4^b})}} = 1 \cr} \)
    b) Ta có:
    \(\eqalign{
    & B = {({1 \over 6})^{\log _62 - {1 \over 2}\log _{\sqrt 6 }5}} ={6^{-\log _62 + \log _{ 6 }5}}= {6^{{{\log }_6}{5 \over 2}}} = {5 \over 2} \cr
    & {A^3} = 18 > {({5 \over 2})^3}=B^3 \cr} \)
    Suy ra A > B


    Câu 7 trang 212 SGK Giải tích 12 Nâng cao.
    a) Chứng minh rằng nếu a và b là hai số dương thỏa mãn a2 + b2 = 7ab thì
    \({\log _7}{{a + b} \over 3} = {1 \over 2}(log_7a + \log _7b)\)
    b) Biết a và b là hai số dương, a ≠ 1 sao cho \(\log _ab = \sqrt 3 \)
    Hãy tính \({\log _{a\sqrt b }}{{\root 3 \of a } \over {\sqrt {{b^3}} }}\)
    Giải

    a) Ta có:
    \(\eqalign{
    & {\log _7}{{a + b} \over 3} = {1 \over 2}(log_7a + \log _7b) \cr
    & \Leftrightarrow 2lo{g_7}{{a + b} \over 3} = {\log _7}(ab) \cr
    & \Leftrightarrow {({{a + b} \over 3})^2} = ab \cr
    & \Leftrightarrow {a^2} + 2ab + {b^2} = 9ab \Leftrightarrow {a^2} + {b^2} = 7ab\,\,(đpcm) \cr} \)
    b) Ta có:
    \(\eqalign{
    & {\log _{a\sqrt b }}{{\root 3 \of a } \over {\sqrt {{b^3}} }} = {{{{\log }_a}{{\root 3 \of a } \over {\sqrt {{b^3}} }}} \over {{{\log }_a}a\sqrt b }} = {{{{\log }_a}\root 3 \of a - {{\log }_a}\sqrt {{b^3}} } \over {{{\log }_a}a + {{\log }_a}\sqrt b }} \cr
    & = {{{1 \over 3} - {3 \over 2}{{\log }_a}b} \over {1 + {1 \over 2}{{\log }_a}b}} = {{{1 \over 3} - {3 \over 2}\sqrt 3 } \over {1 + {1 \over 2}\sqrt 3 }} \cr
    & = {{2 - 9\sqrt 3 } \over {6 + 3\sqrt 3 }} \cr} \)


    Câu 8 trang 212 SGK Giải tích 12 Nâng cao.
    a) Tính đạo hàm của hàm số y = cosx.e2tanx và y = log2(sinx)
    b) Chứng minh rằng hàm số y = e4x + 2e-x thỏa mãn hệ thức y’’' – 13y’ – 12y = 0
    Giải

    a) Ta có:
    \(\eqalign{
    & y' = (cosx.{e^{2\tan x}})' = - \sin x{.e^{2\tan x}} \cr&\;\;\;\;\;\;\;+ \cos x.{2 \over {{{\cos }^2}x}}.{e^{2\tan x}} \cr
    & = {e^{2\tan x}}({2 \over {\cos x}} - \sin x) \cr
    & y' = ({\log _2}(\sin x))' = {{{\mathop{\rm cosx}\nolimits} } \over {\sin x}}.{1 \over {\ln 2}} = {{\cot x} \over {\ln 2}} \cr} \)
    b) Ta có:
    y’ = 4.e4x – 2e-x
    y’’ = 16.e4x + 2e-x
    y’’’ = 64.e4x – 2e-x
    Suy ra: y’’’ – 13y’ – 12y = 64e4x – 2e-x – 13(4e4x - 2e-x ) – 12(e4x + 2e-x ) = 0


    Câu 9 trang 212 SGK Giải tích 12 Nâng cao.
    a) Vẽ đồ thị của các hàm số y = 2x; \(y = {(\sqrt 2 )^x}\) và \(y = {(\sqrt 3 )^x}\) trên cùng một mặt phẳng tọa độ,
    Hãy nêu nhận xét về trị trí tương đối của ba đồ thị hàm số đó.
    b) Vẽ đồ thị hàm số y = log3x.
    Từ đó suy ra đồ thị của hàm số y = 2 + log3x và đồ thị của hàm số y = log3(x + 2)
    Giải

    a) Với x > 0 thì \({2^x} > {(\sqrt 3 )^x} > {(\sqrt 2 )^x}\)
    nên x > 0 đồ thị y = 2x nằm phía trên đồ thị \(y = {(\sqrt 3 )^x}\) và đồ thị \(y = {(\sqrt 3 )^x}\) nằm phía trên đồ thị \(y = {(\sqrt 2 )^x}\)
    [​IMG]
    Với x < 0 thì \({2^x} < {(\sqrt 3 )^x} < {(\sqrt 2 )^x}\)
    nên với x < 0 thì y = 2x nằm phía dưới đồ thị \(y = {(\sqrt 3 )^x}\) và đồ thị \(y = {(\sqrt 3 )^x}\) nằm phía dưới đồ thị \(y = {(\sqrt 2 )^x}\)
    b) Đồ thị y = 2 + log3x có được bằng cách tịnh tiến lên 2 đơn vị của đồ thị y = log3x
    Đồ thị y = log3(x + 2) có được bằng cách tịnh tiến sang trái 2 đơn vị của đồ thị y = log3x
    [​IMG]


    Câu 10 trang 212 SGK Giải tích 12 Nâng cao.
    Giải các phương trình và hệ phương trình sau
    a) \({81^{{{\sin }^2}x}} + {81^{{{\cos }^2}x}} = 30\)
    b) \({\log _3}(\log _{{1 \over 2}}^2x - 3{\log _{{1 \over 2}}}x + 5) = 2\)
    c) \({4^{{{\log }_x} + 1}} - {6^{{{\log }x}}} - {2.3^{\log {x^2} + 2}} = 0\)
    d)
    \(\left\{ \matrix{
    {2^x}{8^{ - y}} = 2\sqrt 2 \hfill \cr
    {\log _9}{1 \over x} + {1 \over 2} = {1 \over 2}{\log _3}(9y) \hfill \cr} \right.\)
    Giải
    a) Đặt \(t = {81^{{{\cos }^2}x}}(1 \le t \le 81)\)
    Khi đó: \({81^{{{\sin }^2}x}} = {81^{1- {{\cos }^2}x}} = {{81} \over t}\)
    Phương trình trở thành:
    \(\eqalign{
    & {{81} \over t} + t = 30 \Leftrightarrow {t^2} - 30t + 81 = 0 \cr
    & \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    t = 27 \hfill \cr
    t = 3 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    {3^{4{{\cos }^2}x}} = {3^3} \hfill \cr
    {3^{4{{\cos }^2}x}} = 3 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    4{\cos ^2}x = 3 \hfill \cr
    4{\cos ^2}x = 1 \hfill \cr} \right. \cr
    & \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    2(1 + \cos 2x) = 3 \hfill \cr
    2(1 + \cos 2x) = 1 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    \cos 2x = {1 \over 2} \hfill \cr
    \cos 2x = - {1 \over 2} \hfill \cr} \right. \cr
    & \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    x = \pm {\pi \over 6} + k\pi \hfill \cr
    x = \pm {\pi \over 3} + k\pi \hfill \cr} \right. \cr} \)
    b) Ta có:
    \(\eqalign{
    & {\log _3}(\log _{{1 \over 2}}^2x - 3{\log _{{1 \over 2}}}x + 5) = 2 \cr&\Leftrightarrow \log _{{1 \over 2}}^2x - 3{\log _{{1 \over 2}}}x + 5 = 9 \cr
    & \Leftrightarrow \log _{{1 \over 2}}^2x - 3{\log _{{1 \over 2}}} - 4 = 0 \cr
    & \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    {\log _{{1 \over 2}}}x = - 1 \hfill \cr
    {\log _{{1 \over 2}}}x = 4 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    x = 2 \hfill \cr
    x = {1 \over {16}} \hfill \cr} \right. \cr} \)
    Vậy \(S = {\rm{\{ }}{1 \over {16}};\,2\} \)
    c) Điều kiện: x > 0
    \(\eqalign{
    & {4^{{{\log }x} + 1}} - {6^{{{\log }x}}} - {2.3^{\log {x^2} + 2}} = 0 \cr
    & \Leftrightarrow {4.4^{\log x}} - {6^{\log x}} - {18.9^{\log x}} = 0 \cr} \)
    Chia hai vế phương trình 4logx ta được:
    \(4 - {({3 \over 2})^{\log x}} - 18.{({9 \over 4})^{\log x}} = 0\)
    Đặt \(t = {({3 \over 2})^{\log x}}\,\,(t > 0)\) ta có phương trình:
    \(18{t^2} + t - 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    t = {4 \over 9} \hfill \cr
    t = - {1 \over 2}\,\,(loai) \hfill \cr} \right.\)
    \(\eqalign{
    & t = {4 \over 9} \Leftrightarrow {({3 \over 2})^{\log x}} = {({3 \over 2})^{-2}} \Leftrightarrow \log x = - 2 \cr
    & \Leftrightarrow x = {10^{ - 2}} = {1 \over {100}} \cr} \)
    d) Điều kiện: x > 0; y > 0
    \(\eqalign{
    & {2^x}{8^{ - y}} = 2\sqrt 2 \Leftrightarrow {2^{x - 3y}} = {2^{{3 \over 2}}} \Leftrightarrow x - 3y = {3 \over 2}\,\,\,\,\,(1) \cr
    & {\log _9}{1 \over x} + {1 \over 2} = {1 \over 2}{\log _3}(9y) \cr&\Leftrightarrow {1 \over 2}{\log _3}{1 \over x} + {1 \over 2} = {1 \over 2}{\log _3}(9y) \cr
    & \Leftrightarrow {\log _3}{3 \over x} = {\log _3}(9y) \Leftrightarrow {3 \over x} = 9y \Leftrightarrow xy = {1 \over 3}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2) \cr} \)
    Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình
    \(\left\{ \matrix{
    x - 3y = {3 \over 2} \hfill \cr
    xy = {1 \over 3} \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    x = {3 \over 2} + 3y \hfill \cr
    ({3 \over 2} + 3y)y = {1 \over 3} \hfill \cr} \right. \)
    \(\Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    x = {3 \over 2} + 3y \hfill \cr
    3{y^2} + {3 \over 2}y - {1 \over 3} = 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    x = 2 \hfill \cr
    y = {1 \over 6} \hfill \cr} \right.\)
    Vậy \(S = {\rm{\{ }}(2,\,{1 \over 6}){\rm{\} }}\)


    Câu 11 trang 213 SGK Giải tích 12 Nâng cao.
    Tìm tập xác định của các hàm số sau
    a) y = log[1 – log(x2 – 5x + 16)]
    b) \(y = \sqrt {{{\log }_{0,5}}( - {x^2} + x + 6)} + {1 \over {{x^2} + 2x}}\)
    Giải

    a) Ta có:
    y xác định khi và khi chỉ khi:
    \(\eqalign{
    & \log ({x^2} - 5x + 16) < 1 \Leftrightarrow 0 < {x^2} - 5x + 16 < 10 \cr
    & \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    {x^2} - 5x + 16 > 0 \hfill \cr
    {x^2} - 5x + 6 < 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow 2 < x < 3 \cr} \)
    Vậy D = (2, 3)
    b) Ta có:
    y xác định khi và chỉ khi:
    \(\eqalign{
    & \left\{ \matrix{
    {\log _0}_{,5}( - {x^2} + x + 6) \ge 0 \hfill \cr
    {x^2} + 2x \ne 0 \hfill \cr} \right. \cr&\Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    0 < - {x^2} + x + 6 \le 1 \hfill \cr
    x(x + 2) \ne 0 \hfill \cr} \right. \cr
    & \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    {x^2} - x - 6 < 0 \hfill \cr
    {x^2} - x - 5 \ge 0 \hfill \cr
    x \ne 0;\,\,x \ne - 2 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    - 2 < x < 3 \hfill \cr
    \left[ \matrix{
    x \le {{1 - \sqrt {21} } \over 2} \hfill \cr
    x \ge {{1 + \sqrt {21} } \over 2} \hfill \cr} \right. \hfill \cr x \ne 0;\,\,x \ne - 2 \hfill \cr} \right.\cr& \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    - 2 < x \le {{1 - \sqrt {21} } \over 2} \hfill \cr
    {{1 + \sqrt {21} } \over 2} \le x < 3 \hfill \cr} \right. \cr} \)
    Vậy \(D = ( - 2;\,{{1 - \sqrt {21} } \over 2}{\rm{]}} \cup {\rm{[}}{{1 + \sqrt {21} } \over 2};\,3)\)



    Câu 12 trang 213 SGK Giải tích 12 Nâng cao.
    Tìm nguyên hàm của mỗi hàm số sau
    a) y = x3 (1 + x4)3
    b) y = cosx sin2x
    c) \(y = {x \over {{{\cos }^2}x}}\)
    Giải

    a) Đặt u = 1 + x4
    \(\eqalign{
    & \Rightarrow du = 4{x^3}dx \Rightarrow {x^3}dx = {{du} \over 4} \cr
    & \int {{x^3}(1 + {x^4})dx = {1 \over 4}} \int {{u^3}du} = {{{u^4}} \over {16}} + c \cr&= {1 \over {16}}{(1 + {x^4})^4} + C \cr} \)
    b) Ta có:
    \(\int {\sin 2x.cosxdx = {1 \over 2}} \int {(\sin3x +\sin x)dx}\)
    \(= - {1 \over 6} \cos 3x - {1 \over 2}\cos x + C\)
    c) Ta có:
    Đặt
    \(\left\{ \matrix{
    u = x \hfill \cr
    dv = {{dx} \over {{{\cos }^2}x}} \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    du = dx \hfill \cr
    v = \tan x \hfill \cr} \right.\)
    Do đó:
    \(\eqalign{
    & \int {{x \over {{{\cos }^2}x}}} dx = x\tan x - \int {\tan xdx } \cr
    & = x\tan x + \int {{{d(cosx)} \over {cosx}}} = x\tan x + \ln |cosx| + C \cr} \)


    Câu 13 trang 213 SGK Giải tích 12 Nâng cao.
    Tìm hàm số f, biết rằng \(f'(x) = 8{\sin ^2}(x + {\pi \over {12}})\) và f(0) = 8
    Giải

    Ta có:
    \(\eqalign{
    & f'(x) = 4{\rm{[}}1 - \cos (2x + {\pi \over 6}){\rm{]}} \cr
    & \Rightarrow f(x) = 4x - 2\sin (2x + {\pi \over 6}) + C \cr
    & f(0) = 8 \Rightarrow - 1 + C=8 \Rightarrow C = 9 \cr} \)
    Vậy \(f(x) = 4x - 2\sin (2x + {\pi \over 6}) + 9\)


    Câu 14 trang 213 SGK Giải tích 12 Nâng cao.
    Tính các tính phân sau
    a) \(\int\limits_0^1 {{{dx} \over {{x^2} + 1}}} \)
    b) \(\int\limits_0^1 {{{dx} \over {{x^2} + x + 1}}} \)
    c) \(\int\limits_0^1 {{x^2}{e^x}dx} \)
    Giải

    a) Đặt \(x = \tan t \Rightarrow dx = {1 \over {{{\cos }^2}t}}dt\)
    [​IMG]
    \(\int\limits_0^1 {{{dx} \over {{x^2} + 1}}} = \int\limits_0^{{\pi \over 4}} {{{dt} \over {{{\cos }^2}t({{\tan }^2}t + 1)}}} = \int\limits_0^{{\pi \over 4}} {dt} = {\pi \over 4}\)
    b) Ta có:
    \(I = \int\limits_0^1 {{{dx} \over {{x^2} + x + 1}}} = \int\limits_0^1 {{{dx} \over {{{(x + {1 \over 2})}^2} + {{({{\sqrt 3 } \over 2})}^2}}}} \)
    Đặt \(x + {1 \over 2} = {{\sqrt 3 } \over 2}\tan t \Rightarrow dx = {{\sqrt 3 } \over 2}(1 + {\tan ^2}t)dt\)
    [​IMG]
    \(I = \int\limits_{{\pi \over 6}}^{{\pi \over 3}} {{{{{\sqrt 3 } \over 2}dt} \over {{3 \over 4}}}} = {4 \over 3}.{{\sqrt 3 } \over 2}.{\pi \over 6} = {{\sqrt 3 \pi } \over 9}\)
    c) Đặt
    \(\left\{ \matrix{
    u = {x^2} \hfill \cr
    dv = {e^x}dx \hfill \cr} \right. \Rightarrow \left\{ \matrix{
    du = 2xdx \hfill \cr
    v = {e^x} \hfill \cr} \right.\)
    Do đó: \(\int\limits_0^1 {{x^2}{e^x}dx} = {x^2}{e^x}|_0^1 - 2\int\limits_0^1 {x{e^x}dx = e - 2\int\limits_0^1 {x{e^x}dx\,\,\,\,\,\,\,(*)} } \)
    Đặt
    \(\left\{ \matrix{
    u = x \hfill \cr
    dv = {e^x}dx \hfill \cr} \right. \Rightarrow \left\{ \matrix{
    du = dx \hfill \cr
    v = {e^x} \hfill \cr} \right.\)
    Suy ra:
    \(\int\limits_0^1 {x{e^x}dx = x{e^x}|_0^1} - \int\limits_0^1 {{e^x}dx} = e - {e^x}|_0^1 = 1\)
    Từ (*) suy ra: \(\int\limits_0^1 {{x^2}{e^x}dx} = e - 2\)


    Câu 15 trang 213 SGK Giải tích 12 Nâng cao.
    Tính diện tích các hình phẳng giới hạn bởi các đường
    a) y + x2 = 0 và y + 3x2 = 2
    b) y2 – 4x = 4 và 4x – y = 16
    Giải

    a) Phương trình hoành độ giao điểm của hai đường cong là:
    -x2 = 2 – 3x2 ⇔ x2 = 1 ⇔ x = ± 1
    Diện tích cần tìm là:
    \(\eqalign{
    & S = \int\limits_{ - 1}^1 {| - {x^2} - (2 - 3{x^2})|dx = \int\limits_{ - 1}^1 {|2{x^2} - 2|dx} } \cr
    & = \int\limits_{ - 1}^1 {(2 - 2{x^2})dx = (2x - {2 \over 3}{x^3})|_{ - 1}^1} = {8 \over 3} \cr} \)
    b) Ta có:
    \(\eqalign{
    & {y^2} - 4x = 4 \Leftrightarrow x = {{{y^2} - 4} \over 4} \cr
    & 4x - y = 16 \Leftrightarrow x = {{y + 16} \over 4} \cr} \)
    Phương trình tung độ giao điểm của hai đường cong là:
    \({y^2} - 4 = y + 16 \Leftrightarrow {y^2} - y - 20 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    y = - 4 \hfill \cr
    ý = 5 \hfill \cr} \right.\)
    Diện tích cần tìm là:
    \(\eqalign{
    & S = \int\limits_{ - 4}^5 {|{{{y^2} - 4} \over 4} - {{y + 16} \over 4}|dy} \cr
    & = {1 \over 4}\int\limits_{ - 4}^5 {|{y^2} - y - 20|dy = {1 \over 4}\int\limits_{ - 4}^5 {( - {y^2} + y + 20)dy} } \cr
    & = {1 \over 4}( - {{{y^3}} \over 3} + {{{y^2}} \over 2} + 20y)|_{ - 4}^5 = {{243} \over 8} \cr} \)



    Câu 16 trang 213 SGK Giải tích 12 Nâng cao.
    a) Cho hình thang cong A giới hạn bởi đồ thị hàm số y = ex, trục hoành và các đường thẳng x = 0 và x = 1.
    Tính thể tích của khối tròn xoay tạo được khi quay A quanh trục hoành.
    b) Cho hình phẳng B giới hạn bởi parabol y = x2 + 1 và đường thẳng y = 2.
    Tính thể tích khối tròn xoay tạo được khi quay B quanh trục tung.
    Giải

    [​IMG]
    a) Thể tích cần tìm là:
    \(\eqalign{
    & V = \pi \int\limits_0^1 {{{({e^x})}^2}dx = \pi \int\limits_0^1 {{e^{2x}}dx} } \cr
    & = {\pi \over 2}{e^{2x}}|_0^1\,\, = {{\pi ({e^2} - 1)} \over 2} \cr} \)
    Thể tích cần tìm là:
    \(\eqalign{
    & V = \pi \int\limits_1^2 {{{(\sqrt {y - 1} )}^2}dy\,\,\, = } \,\,\pi \int\limits_1^2 {(y - 1)dy} \cr
    & = \pi ({{{y^2}} \over 2} - y)|_1^2\,\,\, = \,\,{\pi \over 2} \cr} \)


    Câu 17 trang 213 SGK Giải tích 12 Nâng cao.
    Cho các số phức z1 = 1 + i; z2 = 1 – 2i
    Hãy tính và biểu diễn hình học các số phức:
    \(z_1^2;\,\,\,{z_1}{z_2};\,\,\,2{z_1} - {z_2}:\,\,{z_1}\overline {z_2};\,\,\,{{{z_2}} \over {\overline {z_1}}}\)
    Giải

    z12 = (1 + i)2 = 2i
    z1z2 = (1 + i)(1 – 2i) = 3 – i
    2z1 – z2 = 2(1 + i) – (1 – 2i) = 1 + 4i
    \({z_1}\overline {{z_2}} = (1 + i)(1 + 2i) = - 1 + 3i\)
    \({{{z_2}} \over {\overline {z_1}}} = {{1 - 2i} \over {1 - i}} = {{(1 - 2i)(1 + i)} \over 2} = {3 \over 2} - {i \over 2}\)
    [​IMG]



    Câu 18 trang 214 SGK Giải tích 12 Nâng cao. Tính
    \(\eqalign{
    & a)\,\,{(\sqrt 3 + i)^2} - {(\sqrt 3 - i)^2} \cr
    & b)\,{(\sqrt 3 + i)^2} + {(\sqrt 3 - i)^2} \cr
    & c)\,{(\sqrt 3 + i)^3} - {(\sqrt 3 - i)^3} \cr
    & d)\,{{{{(\sqrt 3 + i)}^2}} \over {{{(\sqrt 3 - i)}^2}}} \cr} \)
    Giải
    a)
    \(\eqalign{
    & {(\sqrt 3 + i)^2} - {(\sqrt 3 - i)^2} \cr&= {\rm{[}}\sqrt 3 + i + \sqrt 3 - i{\rm{][}}\sqrt 3 + i - \sqrt 3 + i{\rm{]}} \cr
    & {\rm{ = 4}}\sqrt 3 i \cr} \)
    b)
    \({(\sqrt 3 + i)^2} + {(\sqrt 3 - i)^2} = 2 + 2\sqrt 3 i + 2 - 2\sqrt 3 i = 4\)
    c)
    \(\eqalign{
    & {(\sqrt 3 + i)^2} - {(\sqrt 3 - i)^2} = {\rm{[}}\sqrt 3 + i - \sqrt 3 + i{\rm{][}}{(\sqrt 3 + i)^2} + {(\sqrt 3 )^2} - {i^2} + {(\sqrt 3 - i)^2}{\rm{]}} \cr
    & = 2i(4 + 4) = 16i \cr} \)
    d) \({{{{(\sqrt 3 + i)}^2}} \over {{{(\sqrt 3 - i)}^2}}} = {{2 + 2\sqrt 3 i} \over {2 - 2\sqrt 3 i}} = {{1 + \sqrt 3 i} \over {1 - \sqrt 3 i}} = {{ - 1 + \sqrt 3 i} \over 2}\)



    Câu 19 trang 214 SGK Giải tích 12 Nâng cao.
    a) Xác định phần thực của số phức \({{z + 1} \over {z - 1}}\) biết rằng |z| = 1 và z ≠ 1
    b) Chứng minh rằng nếu \({{z + 1} \over {z - 1}}\) là số ảo thì |z| = 1
    Giải

    a) Ta có:
    \(|z| = 1 \Rightarrow z.\overline z = 1 \Rightarrow \overline z = {1 \over z}\)
    Với \(z ≠ 1\)
    Ta có:
    \(\eqalign{
    & {{z + 1} \over {z - 1}} + \overline {({{z + 1} \over {z - 1}})} = {{z + 1} \over {z - 1}} + {{\overline z + 1} \over {\overline z - 1}} \cr
    & = {{z + 1} \over {z - 1}} + {{{1 \over z} + 1} \over {{1 \over z} - 1}} = {{z + 1} \over {z - 1}} + {{1 + z} \over {1 - z}} = 0 \cr} \)
    Suy ra: \({{z + 1} \over {z - 1}}\) là số ảo nên có phần thực bằng 0.
    b) Nếu \({{z + 1} \over {z - 1}}\) là số ảo thì:
    \(\eqalign{
    & {{z + 1} \over {z - 1}} = - {{\overline z + 1} \over {\overline z - 1}} \cr
    & \Rightarrow (z + 1)(\overline z - 1) = (\overline z + 1)(1 - z) \cr
    & \Rightarrow z.\overline z = 1 \cr} \)
    Vậy |z| = 1


    Câu 20 trang 214 SGK Giải tích 12 Nâng cao.
    Xác định tập hợp các điểm M trên mặt phẳng phức biểu diễn các số phức \((1 + i\sqrt 3 )z + 2\)
    Trong đó |z – 1 | ≤ 2
    Giải

    Đặt \(z' = (1 + i\sqrt 3 )z + 2 \Rightarrow z = {{z' - 2} \over {1 + i\sqrt 3 }}\)
    Ta có:
    \(\eqalign{
    & |z - 1|\,\, \le 2 \Leftrightarrow \,|{{z' - 2} \over {1 + i\sqrt 3 }} - 1|\,\, \le 2 \cr
    & \Leftrightarrow \,\,|z' - 2 - 1 - i\sqrt 3 |\,\, \le 2|1 + i\sqrt 3 | \cr
    & \Leftrightarrow \,\,|z' - (3 + i\sqrt 3 )|\,\, \le 4 \cr} \)
    Tập hợp các điểm M là tập hợp các điểm thuộc đường tròn (kể cả biên) có tâm A biểu diễn số \(3 + i\sqrt 3 \) có bán kính bằng 4.


    Câu 21 trang 214 SGK Giải tích 12 Nâng cao.
    Tìm các căn bậc hai của các số phức
    -8 + 6i; 3 + 4i; \(1 - 2\sqrt 2 i\)
    Giải

    + Để tìm căn bậc hai của -8 + 6i, ta tìm x và y thỏa mãn:
    \(\left\{ \matrix{
    {x^2} - {y^2} = - 8 \hfill \cr
    2xy = 6 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    \left\{ \matrix{
    x = 1 \hfill \cr
    y = 3 \hfill \cr} \right. \hfill \cr
    \left\{ \matrix{
    x = - 1 \hfill \cr
    y = - 3 \hfill \cr} \right. \hfill \cr} \right.\)
    Hai căn bậc hai cần tìm là 1 + 3i và -1 – 3i
    + Tìm x, y thỏa mãn hệ phương trình:
    \(\left\{ \matrix{
    {x^2} - {y^2} = 3 \hfill \cr
    2xy = 4 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    \left\{ \matrix{
    x = 2 \hfill \cr
    y = 1 \hfill \cr} \right. \hfill \cr
    \left\{ \matrix{
    x = - 2 \hfill \cr
    y = - 1 \hfill \cr} \right. \hfill \cr} \right.\)
    Hai căn bậc hai cần tìm là 2 + i; -2 – i
    + Tìm x, y thỏa mãn:
    \(\left\{ \matrix{
    {x^2} - {y^2} = 1 \hfill \cr
    2xy = - 2\sqrt 2 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    \left\{ \matrix{
    x = \sqrt 2 \hfill \cr
    y = - 1 \hfill \cr} \right. \hfill \cr
    \left\{ \matrix{
    x = - \sqrt 2 \hfill \cr
    y = 1 \hfill \cr} \right. \hfill \cr} \right.\)
    Hai căn bậc hai cần tìm là: \(\sqrt 2 - i;\,\, - \sqrt 2 + i\)


    Câu 22 trang 214 SGK Giải tích 12 Nâng cao.
    Giải các phương trình sau trên C
    a) z2 – 3z + 3 + i = 0
    b) \({z^2} - (cos\varphi + i\sin \varphi )z + i\sin \varphi \cos \varphi = 0\)
    trong đó \(\varphi\) là số thực cho trước
    Giải
    a) z2 – 3z + 3 + i = 0 có biệt thức là:
    Δ = 32 – 4(3 + i) = -3 – 4i = (-1 + 2i )2
    Nên nghiệm của nó là:
    \(\left\{ \matrix{
    z_1={{3 + ( - 1 + 2i)} \over 2} = 1 + i \hfill \cr
    z_2={{3 - ( - 1 + 2i)} \over 2} = 2 - i \hfill \cr} \right.\)
    b) Ta có:
    \(\eqalign{
    & {z^2} - (cos\varphi + i\sin \varphi )z + i\sin \varphi \cos \varphi = 0 \cr
    & \Leftrightarrow {z^2} - \cos \varphi .z - i\sin \varphi .z + isin\varphi cos\varphi = 0 \cr
    & \Leftrightarrow z(z - cos\varphi ) - isin\varphi (z - cos\varphi ) = 0 \cr
    & \Leftrightarrow (z - cos\varphi )(z - isin\varphi ) = 0 \cr
    & \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    z = \cos \varphi \hfill \cr
    z = i\sin \varphi \hfill \cr} \right. \cr} \)
    Vậy \(S = {\rm{\{ cos}}\varphi {\rm{;}}\,i\sin \varphi )\)



    Câu 23 trang 214 SGK Giải tích 12 Nâng cao. Tính:
    \({({{4i} \over {1 + i\sqrt 3 }})^6};\,\,{{{{(\sqrt 3 + i)}^5}} \over {{{(1 - i\sqrt 3 )}^{11}}}}\)
    Giải
    a) Ta có:
    \(\eqalign{
    & {{4i} \over {1 + i\sqrt 3 }} = {{4i(1 - i\sqrt 3 )} \over 4} = \sqrt 3 + i \cr
    & = 2({{\sqrt 3 } \over 2} + {1 \over 2}i) = 2(cos{\pi \over 6} + {\rm{i}}\sin {\pi \over 6}) \cr} \)
    Suy ra: \({({{4i} \over {1 + i\sqrt 3 }})^6} = {2^6}(cos\pi + \,i\sin \pi ) = - {2^6}\)
    b) Ta có:
    \(\eqalign{
    & {(\sqrt 3 + i)^5} = {2^5}(cos{{5\pi } \over 6} + {\rm{i}}\sin {{5\pi } \over 6})\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1) \cr
    & 1 - i\sqrt 3 = 2({1 \over 2} - {{\sqrt 3 } \over 2}i) \cr
    & = 2(cos( - {\pi \over 3}) + {\rm{i}}\sin ( - {\pi \over 3})) \cr
    & \Rightarrow {(1 - i\sqrt 3 )^{11}} = {2^{11}}{\rm{[cos(}}{{ - 11\pi } \over 3}) + {\rm{isin(}}{{ - 11\pi } \over 3}){\rm{]}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2) \cr} \)
    Từ (1) và (2) suy ra:
    \(\eqalign{
    & {{{{(\sqrt 3 + i)}^5}} \over {{{(1 - i\sqrt 3 )}^{11}}}} = {1 \over {{2^6}}}{\rm{[cos(}}{{5\pi } \over 6} + {{11\pi } \over 3}) + {\rm{i}}\sin {\rm{(}}{{5\pi } \over 6} + {{11\pi } \over 3}){\rm{]}} \cr
    & = {1 \over {{2^6}}}(cos{{9\pi } \over 2} + {\rm{i}}\sin {{9\pi } \over 2}) = {i \over {64}} \cr} \)



    Câu 24 trang 214 SGK Giải tích 12 Nâng cao
    Hàm số \(f(x) = {e^{{1 \over 3}{x^3} - 2{x^2} + 3x + 1}}\)
    (A) Đồng biến trên mỗi khoảng \((-∞, 1)\) và \((3, + ∞)\)
    (B) Nghịch biến trên mỗi khoảng \((-∞, 1)\) và \((3, + ∞)\)
    (C) Đồng biến trên khoảng \((-∞, 1)\) và nghịch biến trên khoảng \((3, + ∞)\)
    (D) Nghịch biến trên khoảng \((-∞, 1)\) và đồng biến trên khoảng \((3, + ∞)\)
    Giải
    Ta có:
    \(\eqalign{
    & f'(x) = ({x^2} - 4x + 3){e^{{1 \over 3}{x^3} - 2{x^2} + 3x + 1}} \cr
    & f'(x) = 0 \Leftrightarrow {x^2} - 4x + 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    x = 1 \hfill \cr
    x = 3 \hfill \cr} \right. \cr} \)
    Ta có bảng biến thiên:
    [​IMG]
    Chọn (A)



    Câu 25 trang 215 SGK Giải tích 12 Nâng cao

    Hàm số f(x) = sin2x – 2sinx có giá trị nhỏ nhất là:
    (A) \( - {1 \over 2}\)
    (B) 0
    (C) -1
    (D) \( - {1 \over 3}\)
    Giải
    Đặt t = sin x; t ∈ [-1, 1]
    f(x) = g(t) = t2 – 2t
    g’ = 2t – 2 = 0 ⇔ t = 1
    g( - 1) = 3
    g(1) = -1
    Vậy \(\mathop {\min }\limits_{x \in R} f(x) = - 1\)
    Chọn (C)



    Câu 26 trang 215 SGK Giải tích 12 Nâng cao

    Gọi (C) là đồ thị của hàm số \(y = \sqrt {{x^2} + x} \) . Khi đó
    (A) Đường thẳng y = x + 1 là tiệm cận xiên của (C) (khi \(x \to + \infty \) )
    (B) Đường thẳng \(y = x + {1 \over 2}\) là tiệm cận xiên của (C) (khi \(x \to + \infty \) )
    (C) Đường thẳng y = -x là tiệm cận xiên của (C) (khi \(x \to + \infty \) )
    (D) Đồ thị (C) không có tiệm cận xiên (khi \(x \to + \infty \) )
    Giải
    \(\eqalign{
    & a = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {{f(x)} \over x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \sqrt {1 + {1 \over x}} = 1 \cr
    & b = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {\rm{[f(x)}}\, - {\rm{ax]}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } (\sqrt {{x^2} + x} - x) \cr
    & = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {x \over {\sqrt {{x^2} + x} + x}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {1 \over {\sqrt {1 + {1 \over x}} + 1}} = {1 \over 2} \cr} \)
    Vậy \(y = x + {1 \over 2}\) là tiệm cận xiên của (C) khi \(x\to +∞\)
    Chọn B



    Câu 27 trang 215 SGK Giải tích 12 Nâng cao

    Đồ thị của hàm số y = x3 – x + 1 tiếp xúc với điểm (1, 1) với
    (A) Parabol y = 2x2 -1
    (B) Parabol y = x2
    (C) Parabol y = -x2 + 2x
    (D) Đường thẳng y = 2x + 1
    Giải
    Xét f(x) = x3 – x + 1 ; g(x) = x2
    Ta có:
    \(\left\{ \matrix{
    f(1) = g(1) = 1 \hfill \cr
    f'(1) = g'(1) = 2 \hfill \cr} \right.\)
    Nên đồ thị hàm số y = x3 – x + 1 tiếp xúc với (P)
    y = x2 tại (1, 1)
    Chọn (B)



    Câu 28 trang 215 SGK Giải tích 12 Nâng cao

    Cho hai số dương a và b. Đặt
    \(\left\{ \matrix{
    X = \ln {{a + b} \over 2} \hfill \cr
    Y = {{\ln a + \ln b} \over 2} \hfill \cr} \right.\)
    Khi đó:
    (A) X > Y
    (B) X < Y
    (C) X ≥ Y
    (D) X ≤ Y
    Giải
    Ta có:
    \(\eqalign{
    & {{a + b} \over 2} \ge \sqrt {ab}\cr& \Rightarrow \ln {{a + b} \over 2} \ge \ln \sqrt {ab} = {1 \over 2}(lna\, + \ln b) \cr
    & \Rightarrow X \ge Y \cr} \)
    Chọn (C)



    Câu 29 trang 215 SGK Giải tích 12 Nâng cao

    Cho hai số không âm a và b.
    Đặt
    \(\left\{ \matrix{
    X = {e^{{{a + b} \over 2}}} \hfill \cr
    Y = {{{e^a} + {e^b}} \over 2} \hfill \cr} \right.\)
    Khi đó:
    (A) X > Y
    (B) X < Y
    (C) X ≥ Y
    (D) X ≤ Y
    Giải
    Ta có:
    \(Y = {{{e^a} + {e^b}} \over 2} \ge \sqrt {{e^a}.{e^b}} = {e^{{{a + b} \over 2}}} = X\)
    Vậy chọn (D)



    Câu 30 trang 215 SGK Giải tích 12 Nâng cao

    Cho (C) là đồ thị của hàm số y = log2x. Ta có thể suy ra đồ thị của hàm số y = log22(x + 3) bằng cách tịnh tiến (C) theo vectơ:
    \(\eqalign{
    & (A)\,\overrightarrow v = (3,1) \cr
    & (B)\,\overrightarrow v = (3, - 1) \cr
    & (C)\,\overrightarrow v = ( - 3,1) \cr
    & (D)\,\overrightarrow v = ( - 3, - 1) \cr} \)
    Giải
    Ta có:
    log22(x + 3) = 1 + log2 (x + 3)
    y = log2x \(\to\) Tịnh tiến trái 3 đơn vị
    y = log2 (x + 3) \(\to\) Tịnh tiến lên trên 1 đơn vị \(\to\) y = 1 + log2 (x + 3)
    Chọn (C)



    Câu 31 trang 216 SGK Giải tích 12 Nâng cao

    Cho hàm số f(x) = log5(x2 + 1). Khi đó:
    (A) \(f'(1) = {1 \over {2\ln 5}}\)
    (B) \(f'(1) = {1 \over {\ln 5}}\)
    (C) \(f'(1) = {3 \over {2\ln 5}}\)
    (D) \(f'(1) = {2 \over {\ln 5}}\)
    Giải
    Ta có:
    \(f'(x) = {{2x} \over {{x^2} + 1}}.{1 \over {\ln 5}} \Rightarrow f'(1) = {1 \over {\ln 5}}\)
    Chọn (B)



    Câu 32 trang 216 SGK Giải tích 12 Nâng cao

    Biết rằng đồ thị của hàm số y = ax và đồ thị của hàm số y = logbx cắt nhau tại điểm \(\left( {\sqrt {{2^{ - 1}}} ;\sqrt 2 } \right)\). Khi đó
    (A) a > 1 và b > 1
    (B) a > 1 và 0 < b < 1
    (C) 0 < a < 1 và b > 1
    (D) 0 < a < 1 và 0 < b < 1
    Giải
    Ta có:
    \(\left\{ \matrix{
    {a^{\sqrt {{1 \over 2}} }} = \sqrt 2 \hfill \cr
    {\log _b}\sqrt {{1 \over 2}} = \sqrt 2 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    {\log _a}\sqrt 2 = \sqrt {{1 \over 2}} > 0 \hfill \cr
    {\log _b}\sqrt {{1 \over 2}} = \sqrt 2 > 0 \hfill \cr} \right.\)
    \(\Rightarrow \left\{ \matrix{
    a > 1 \hfill \cr
    0 < b < 1 \hfill \cr} \right.\)
    Chọn (B)




    Câu 33 trang 216 SGK Giải tích 12 Nâng cao

    Cho hàm số \(f(x) = {{2{x^4} + 3} \over {{x^2}}}\) . Khi đó
    (A) \(\int {f(x)dx = {{2{x^3}} \over 3}} - {3 \over x} + C\)
    (B) \(\int {f(x)dx = {{2{x^3}} \over 3}} + {3 \over x} + C\)
    (C) \(\int {f(x)dx = 2{x^3}} - {3 \over x} + C\)
    (D)\(\int {f(x)dx = {{2{x^3}} \over 3}} + {3 \over {2x}} + C\)
    Giải
    Ta có:
    \(\int {f(x)dx = \int {(2{x^2} + {3 \over {{x^2}}})dx = {{2{x^3}} \over 3} - {3 \over x} + C} } \)
    Chọn (A)




    Câu 34 trang 216 SGK Giải tích 12 Nâng cao

    Đẳng thức \(\int\limits_0^a {\cos (x + {a^2})dx = sina} \) xảy ra nếu:
    \((A) \;a – π\)
    \(\eqalign{
    & (B)\,\,a = \sqrt \pi \cr
    & (C)\,\,a = \sqrt {3\pi } \cr
    & (D)\,a = \sqrt {2\pi } \cr} \)
    Giải
    Ta có:
    \(\eqalign{
    & \int\limits_0^a {\cos (x + {a^2})dx = \sin (x + {a^2})|_0^a} \cr&= \sin (a + {a^2}) - \sin {a^2} = \sin a \cr
    & \Leftrightarrow \sin (a + {a^2}) = \sin {a^2} + \sin a \cr} \)
    Với \(a = \sqrt {2\pi } \Rightarrow \sin (\sqrt {2\pi } + 2\pi ) = \sin 2\pi + \sin \sqrt {2\pi } \)
    \( \Leftrightarrow \sin \sqrt {2\pi } = \sin \sqrt {2\pi } \)
    Chọn (D)



    Câu 35 trang 216 SGK Giải tích 12 Nâng cao

    Gọi S là tập hợp các số nguyên dương k thỏa mãn điều kiện:
    \(\int\limits_1^e {\ln {k \over x}} dx\,\, < e - 2\)
    Khi đó:
    (A) S = {1}
    (B) S = {2}
    (C) S = {1, 2}
    (D) S = Ø
    Giải
    Ta có:
    \(\int\limits_1^e {\ln {k \over x}} dx = \int\limits_1^e {(\ln k - \ln x)dx = (e - 1)\ln k - \int\limits_1^e {\ln xdx} }\)
    Đặt
    \(\left\{ \matrix{
    u = \ln x \hfill \cr
    dv = dx \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    du = {1 \over x}dx \hfill \cr
    v = x \hfill \cr} \right.\)
    Do đó:
    \(\int\limits_1^e {\ln xdx = x\ln x|_1^e} - \int\limits_1^e {dx} = e - (e - 1) = 1\)
    Vậy:
    \(\eqalign{
    & \int\limits_1^e {\ln {k \over x}} dx < e - 2 \Leftrightarrow (e - 1)\ln k - 1 < e - 2 \cr
    & \Leftrightarrow {\mathop{\rm lnk}\nolimits} < 1 \Leftrightarrow 0 < k < e \Leftrightarrow k \in {\rm{\{ }}1,\,2\} \cr} \)
    Chọn (C)



    Câu 36 trang 217 SGK Giải tích 12 Nâng cao

    Cho số phức z tùy ý. Xét các số phức
    \(\alpha = {z^2} + {\left( {\overline z } \right)^2};\,\beta = z.\overline z + i\left( {z - \overline z } \right).\)
    Khi đó:
    A. α là số thực, β là số thực. B. α là số thực, β là số ảo.
    C. α là số ảo, β là số thực. D. α là số ảo, β là số ảo.
    Giải
    Giả sử z = a+bi, ta có:
    \(\alpha = {\left( {a + bi} \right)^2} + {\left( {a - bi} \right)^2} = 2{a^2}\) vậy α ∈ R
    \(\beta = \left( {a + bi} \right)\left( {a - bi} \right) + i\left( {a + bi - a + bi} \right)\)
    \(= {a^2} + {b^2} - {b^2} = {\rm{ }}{a^2}\in\mathbb R\)
    Vậy chọn A.



    Câu 37 trang 217 SGK Giải tích 12 Nâng cao

    Cho số phức z tùy ý. Xét các số phức
    \(\left\{ \matrix{
    \alpha = {{{i^{2005}} - i} \over {\overline z - 1}} - {z^2} + {(\overline z )^2} \hfill \cr
    \beta = {{{z^3} - z} \over {z - 1}} + {(\overline z )^2} + \overline z \hfill \cr} \right.\)
    Khi đó:
    (A) α là số thực, β là số thực
    (B) α là số thực, β là số ảo
    (C) α là số ảo, β là số thực
    (D) α là số ảo, β là số ảo
    Giải
    Ta có:
    \({i^{2005}} = i \Rightarrow \alpha = {(\overline z )^2} - {z^2} = (\overline z - z)(\overline z + z)\) là số thực
    \(\beta = {z^2} + z + {\overline z ^2} + \overline z = {(z + \overline z )^2} - 2z.\overline z + (z + \overline z )\) là số thực
    Chọn (C)



    Câu 38 trang 217 SGK Giải tích 12 Nâng cao

    Nếu môđun của số phức z bằng r (r > 0) thì môdn của số phức (1 – i)2z bằng:
    (A) 4r
    (B) 2r
    (C) \(r\sqrt 2 \)
    (D) r
    Giải
    (1 – i)2 = -2i ⇒ |(1 – i)2| = 2 ⇒ |(1 – i)2z| = 2r
    Chọn (B)