Giáo án Địa 9 - Chương 3 - VÙNG BẮC TRUNG BỘ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ - XÃ HỘI
    1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.

    - Lãnh thổ vùng là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy núi Tam Điệp ở phía Bắc tới dãy núi Bạch Mã phía Nam.
    - Diện tích vùng là 51.513 km2 , dân số 10,3 triệu người (2002).
    - Tiếp giáp:
    + Phía Tây là dải núi Trường Sơn Bắc, giáp với Lào.
    + Phía Đông là biển Đông rộng lớn, kéo dài.
    + Phía Bắc giáp vùng đồng bằng sông Hồng.
    + Phía Nam giáp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
    => Ý nghĩa:
    - Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam đất nước, giữa nước ta với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
    - Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.
    - Dễ dàng trao đổi kinh nghiệm, kĩ thuật với Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển năng động của cả nước, văn hóa và khoa học phát triển.

    2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
    * Đặc điểm:
    Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía bắc và phía nam Hoành Sơn, từ tây sang đông:
    - Phân hóa Bắc – Nam: phía Bắc là dải Trường Sơn Bắc có tài nguyên rừng và khoáng sản khá giàu có, tuy nhiên vào mùa hạ đón gió Tây khô nóng; phía Nam là dải Trường Sơn Nam với diện tích rừng ít hơn, khoáng sản nghèo nàn.
    - Phân hóa tây - đông: từ tây sang đông tỉnh nào cũng có núi, gò đồi, đồng bằng, biển -> mỗi dạng địa hình mang lại những thế mạnh kinh tế khác nhau cho vùng.
    * Thuận lợi:
    - Rừng và khoáng sản phong phú phần lớn tập trung ở phía bắc dãy Hoành Sơn à phát triển lâm nghiệp và khai thác khoáng sản.
    - Địa hình nhiều gò đồi là điều kiện cho phát triển mô – hình nông lâm kết hợp, chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò).
    - Tài nguyên biển đa dạng với nhiều bãi tôm, cá, các đảo nhỏ, đầm, phá, cửa sông ven biển à thuận lợi cho nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước lợ.
    - Vùng có nhiều tài nguyên du lịch thiên nhiên như các hang động, bãi tắm đẹp, các vườn quốc gia… (Động Phong Nha – Kẻ Bàng, động Thiên đường).
    * Khó khăn:
    - Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới có mùa đông lạnh, thiên tai bão lũ thường xảy ra, gió phơn khô nóng gây hạn hán hàng năm à gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư.
    - Nạn cát bay, cát chảy ven biển.
    - Sông ngòi: phần lớn ngắn và dốc, thường có lũ vào mùa mưa.

    3. Đặc điểm dân cư, xã hội.
    * Đặc điểm:
    - Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt từ đông sang tây.
    - Mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp,
    - Tỉ lệ hộ nghèo hơn cả nước: đời sống dân cư vùng cao, biên giới và hải đảo còn nhiều khó khăn.
    - Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa quan trọng. Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế là những di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận.
    Một số khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế ở Bắc Trung Bộ
    01.jpg
    * Thuận lợi:
    - Lực lượng lao động dồi dào.
    - Người dân có truyền thống lao động, cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên.
    * Khó khăn:
    - Mức sống chưa cao.
    - Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.

    II. KINH TẾ
    1. Tình hình phát triển kinh tế.
    a) Nông nghiệp.
    - Năng suất lúa, bình quân lương thực có hạt theo đầu người còn thấp (Năm 2002 đạt 333,7 kg/người).
    => Nguyên nhân: do vùng có nhiều khó khăn như diện tích đất đồng bằng ít, ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán...).
    - Biện pháp: đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.
    - Kết quả:
    + Phát triển các vựa lúa chính ở đồng bằng Thanh Hóa, Nghê An, Hà Tĩnh.
    + Mở rộng diện tích một số cây công nghiệp hằng năm: lạc, vừng…
    + Trồng nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu bò ở vùng núi phía Tây.
    + Phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển phía đông.
    + Triển khai mô hình kết hợp nông - lâm kết hợp, trồng rừng, xây dựng hồ chứa nước góp phần giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.
    b) Công nghiệp.
    - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng đều, liên tục.
    - Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng tự nhiên của vùng:
    + Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu là: khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
    + Ngoài ra, phát triển công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ.
    - Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.
    c) Dịch vụ.
    * Giao thông:
    - Vùng có nhiều tuyến giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không
    => Đảm bảo thực hiện vai trò trung chuyển hàng hoá giữa 2 miền Nam – Bắc; là cửa ngõ ra biển của Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan.
    - Tuyến đường Hồ Chí Minh và đường hầm xuyên đèo Hải Vân mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển kinh tế vùng.
    * Du lịch.
    - Du lịch bắt đầu phát triển nhờ phát huy tốt tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn (nhiều hang động, bãi biển đẹp; di tích lịch sử, di sản văn hoá dân tộc).
    - Số lượng khách du lịch ngày càng tăng nhanh.

    2. Các trung tâm kinh tế.
    - Thanh Hóa, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng:
    + Thành phố Thanh Hóa là trunng tâm công nghiệp lớn ở phía Bắc
    + Thành phố Vinh là hạt nhân hình thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của vùng.
    + Thành phố Huế là trung tâm du lịch lớn.