Giáo án Hoá 12 - Chương 4 - ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP
    1. Khái niệm

    Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau.
    Ví dụ :
    Polietilen (–CH2 CH2–)n do các mắt xích –CH2–CH2– liên kết với nhau.
    n được gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa.
    CH2 = CH2 được gọi là monome.

    2. Phân loại
    • Theo nguồn gốc:
    Thiên nhiên
    Tổng hợp
    Nhân tạo (bán tổng hợp)
    - có nguồn gốc thiên nhiên
    VD: cao su thiên nhiên, xelulozơ, bông, tơ tằm...
    - do con người tổng hợp nên
    VD: polietilen, nhựa phenol-fomanđehit,...
    - lấy polime thiên nhiên chế và chế hóa thành polime mới
    VD: tơ axetat, tơ visco, ...
    • Theo cách tổng hợp:
    Polime trùng hợp
    Polime trùng ngưng
    - tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp
    VD: polietilen, poli(metyl metacrylat), ...
    - tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng
    VD: nilon-6, poli(phenol-fomanđehit), ...
    • Theo cấu trúc:
    Không phân nhánh
    Có nhánh
    Mạng không gian
    VD: PVC, PE, PS, cao su, xenlulozơ, tinh bột...VD: amilopectin, glicogenVD: nhựa rezit, cao su lưu hóa

    3. Danh pháp
    Tên của các polime được cấu tạo bằng cách ghép từ poli trước tên monome.
    Ví dụ : (CH2CH2)n là polietilen
    (C6H10O5)n là polisaccarit
    Nếu tên monome gồm 2 từ trở lên hoặc từ hai monome tạo nên polime thì tên monome phải để trong ngoặc đơn.
    Ví dụ : (–CH2–CHCl– )n : poli(vinyl clorua)
    (–CH2–CH=CH–CH2–CH(C6H5)–CH2–)n : poli(butađien - stiren)
    Một số polime có tên riêng (tên thông thường).
    Ví dụ : (–CF2–CF2–)n : Teflon
    (–NH– [CH2]5–CO–)n : Nilon-6, tơ capron

    II. CẤU TRÚC
    Các mắt xích của polime có thể nối với nhau thành mạch không nhánh như amilozơ,...mạch phân nhánh như amilopectin, glicogen,... và mạng không gian như nhựa bakelit, cao su lưu hóa,...

    III. TÍNH CHẤT
    - Hầu hết các polime là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định
    - Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường, một số tan được trong dung môi thích hợp
    Các polime khác nhau có đặc tính khác nhau :
    - tính dẻo : polietilen, polipropilen,...
    - tính đàn hồi : cao su
    - dai, kéo thành sợi : nilon-6, nilon-6,6,...
    - cách điện, cách nhiệt (polietilen, poli(vinyl clorua),...)
    - tính bán dẫn : poliaxetilen,...

    IV. ĐIỀU CHẾ
    1. Phản ứng trùng hợp

    Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome), giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime).
    Điều kiện : phân tử monome có liên kết bội (như CH2=CH2, CH2=CHC6H5, CH2=CH–CH=CH2) hoặc là vòng kém bền như :
    01.PNG
    2. Phản ứng trùng ngưng
    Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome)thành phân tử rất lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (như H2O,...)
    Ví dụ :
    02.PNG
    Điều kiện cần để có phản ứng trùng ngưng : Các monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo được liên kết với nhau.