Giáo án Hoá 9 - Chương 2 - TÍNH CHẤT HÓA HỌC CHUNG CỦA KIM LOẠI

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. TÁC DỤNG VỚI PHI KIM
    1. Tác dụng với oxi

    2Mg + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2MgO
    3Fe + 2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe3O4
    * Kết luận: Hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au, Pt) phản ứng với oix ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao tạo thành oxit.

    2. Tác dụng với phi kim khác
    - Tác dụng với Cl2: tạo muối clorua (kim loại có hóa trị cao nhất)
    Cu + Cl2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CuCl2
    2Fe + 3Cl2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2FeCl3
    Nếu Fe dư: Fedư + 2FeCl3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 3FeCl2
    - Tác dụng với lưu huỳnh: khi đun nóng tạo muối sunfua (trừ Hg xảy ra ở nhiệt độ thường)
    Fe + S $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ FeS
    Hg + S → HgS
    => Ứng dụng: dùng lưu huỳnh để thu hồi thủy ngân khi ống nhiệt kế bị vỡ

    II. TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT
    1. Tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng (trừ Cu, Ag, Au, Pt)

    Fe + HCl → FeCl2 + H2
    Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

    2. Tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng và HNO3 đặc nóng
    2Ag + H2SO4 đặc $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Ag2SO4 + SO2 ↑ + 2H2O
    2Al + 6H2SO4 đặc $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Al2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
    Lưu ý: Al, Fe, Cr không tác dụng với H2SO4 đặc nguội

    III. TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI
    Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
    Nhận xét: Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag
    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
    Nhận xét: Fe hoạt động hóa học mạnh hơn Cu
    => Hoạt động hóa học của Fe > Cu > Ag

    KẾT LUẬN: Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca, Ba…) có thể đẩy kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.