Giáo án Sinh 6 - Chương 8 - TẢO

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Cấu tạo của tảo
    Trên mặt nước ao, hồ thường có váng màu lục hoặc màu vàng. Váng đó do những cơ thể thực vật rất nhỏ bé là tảo tạo nên. Ngoài ra, tảo còn gồm những cơ thể lớn hơn sống ở nước ngọt hoặc nước mặn.
    a) Tảo xoắn (tảo nước ngọt)
    01.png
    - Nơi sống: các mương rãnh, ruộng lúa nước, chỗ nước đọng và nông.
    - Đặc điểm: thường là những búi sợi màu lục tươi (có thể màu chứa chất diệp lục), mảnh như tơ, sờ tay vào thấy trơn, nhớt.
    - Sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra từng đoạn sợi thành những tảo mới.
    - Sinh sản hữu tính: kết hợp giữa hai tế bào gần nhau tạo thành hợp tử, từ đó cho ra cơ thể mới.
    b) Rong mơ (tảo nước mặn)
    02.png
    - Nơi sống: vùng ven biển nhiệt đới như nước ta.
    - Đặc điểm: thường sống thành từng đám lớn, bám vào đá hoặc san hồ nhờ giác bám ở gốc.
    - Rong mơ có màu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất màu phụ màu nâu.
    - Sinh sản sinh dưỡng
    - Sinh sản hữu tính: kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu
    + Rong mơ chưa có thân, rễ và lá thật vì ở các bộ phận đó chưa phân biệt được các loại mô. Đặc biệt là chưa có mô dẫn (do đó nó phải sống dưới nước).
    + Bộ phận giống quả (màu trắng) không phải là quả mà thực chất chỉ là những phao nổi, bên trong chứa khí giúp rong mơ có thể đứng thẳng trong nước.

    2. Một vài loại tảo thường gặp
    03.JPG
    - Tảo là thực vật bậc thấp:
    - Hầu hết sống dưới nước
    - Cơ thể gồm 1 hoặc nhiểu tế bào, chưa phân hóa thành các mô
    - Có màu sắc khác nhau nhưng luôn tồn tại diệp lục
    - Sinh sản sinh dưỡng hoặc sinh sản hữu tính

    3. Vai trò của tảo
    * Vai trò
    - Quang hợp tạo ra khí oxi giúp cho sự hô hấp của các động vật dưới nước.
    - Những tảo nhỏ sống trôi nổi là nguồn thức ăn của cá và nhiều động vật ở nước.
    - Làm thức ăn cho người và gia súc. Ví dụ: tảo tiểu cầu, rau diếp biển, rau câu …
    - Làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu dùng trong công nghiệp như làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm….
    04.png
    * Tác hại
    - 1 số tảo đơn bào sinh sản quá nhanh gây hiện tượng nước nở hoa (thủy triều đỏ), khi chết làm cho nước bị ô nhiễm → cá bị chết.
    - Ví dụ: tảo xoắn, tảo vòng khi sống ở ruộng lúa có thể quấn lấy gốc lúa → lúa khó đẻ nhánh.
    05.jpg