Giáo án Sử 9 - Chương 11 - MIỀN BẮC VỪA SẢN XUẤT VỪA LÀM NGHĨA VỤ HẬU PHƯƠNG, CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT (1965 – 1973)

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    I. MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA MĨ, VỪA SẢN XUẤT (1965 – 1968)
    1. Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc

    - Ngày 5-8-1964, sau khi dựng lên “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Mĩ cho máy bay bắn phá một số nơi ở miền Bắc.
    - Ngày 7-2-1965, Mĩ ném bom Đồng Hới (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ (Vĩnh Linh – Quảng Trị), …. lấy cớ trả đũa việc quân Giải phóng miền Nam tiến công doanh trại Mĩ ở Plâyku.

    2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất (1965 – 1968)
    - Miền Bắc kịp thời chuyển mọi hoạt động sang thời chiến.
    - Toàn dân thực hiện quân sự hoá (đào đẳp công sự. triệt để sơ tán...)
    - Trong sản xuất, xây dựng kinh tế, ta chủ trương đẩy mạnh kinh tế địa phương, bao gồm: nông, công nghiệp, giao thông vận tải, trong đó chú trọng phát triển nền nông nghiệp là mặt trận ta có nhiều tiềm năng.
    - Từ 5-8-1964 đến 1-11-1968, quân dân miền Bắc đă bắn rơi, phá huỷ 3243 máy bay, trong đó 6B52, 3F111, diệt và bắt sống hàng nghìn giặc lái, bắn cháy và bị thương 143 tàu chiến, tàu biệt kích của địch.
    - Đêm 1-11-1968, Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc.

    3. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn:
    - Miền Bắc luôn hướng về miền Nam, chi viện sức người, sức của... con đường Hồ Chí Minh trên bộ, trên biển.
    - Tính chung sức người, sức của từ miền Bắc chuyển vào miền Nam sau 4 năm đã tăng gấp 10 lần so với thời kì trước. Miền Bắc đưa vào miền Nam hơn 300.000 cán bộ, bộ đội tham gia chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hoá tại các vùng giải phóng, hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược....

    II. MIỀN BẮC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HÓA, CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA MĨ (1969 – 1973)
    1. Miền Bắc khôi phục và phát triến kinh tế-văn hoá

    - Nhân dân miền Bắc sôi nổi phong trào thi đua học tập, công tác, lao động sản xuất, nhằm khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá.
    + Trong nông nghiệp, có nhiều hợp tác xã áp dụng tiến bộ khoa học-kĩ thuật, thâm canh tăng vụ.
    + Trong công nghiệp, nhiều cơ sở công nghiệp trung ương và địa phương bị tàn phá được hồi phục nhanh chóng.
    + Hệ thống giao thông vận tải bị phá hoại nặng nề được khẩn trương khôi phục. Văn hoá, giáo dục, y tế phát triển đáng kể. Đời sống nhân dân được ổn định.

    2. Miền Bắc vừa chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương
    - Từ 6-4-1972, một tuần sau khi quân ta ở miền Nam bắt đầu cuộc tiến công chiến lược, Mĩ cho không quân và hải quân đánh phá một số nơi tại khu IV cũ.
    - Ngày 16-4-1972, Ních-xơn tuyên bố cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
    - Đến ngày 9-5-1972, Ních-Xơn lại tuyên bố tăng cường, mở rộng quy mô đánh phá và phong toả cảng Hải Phòng cùng các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc.
    - Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Ních-xơn đã vượt xa cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Giôn-xơn cả về quy mô, tốc độ, cường độ đánh phá.
    - Nhờ sự chuẩn bị trước, quân dân ta ở miền Bắc đã giành thế chủ động, kịp thời chống trả địch và thắng lợi giòn giã ngay từ trận đầu. Ta vừa chiến đấu, vừa sản xuất vừa làm nghĩa vụ hậu phương.
    - Không đạt được mục tiêu mong muốn, cuối năm 1972 Mĩ tăng cường hơn nữa hoạt động chiến tranh chống phá miền Bắc. Ngày 14-12-1972, chính quyền Nich-xơn phê chuẩn kế hoạch mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 lớn chưa từng có vào Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng, với mưu toan cho nhân dân ta những thiệt hại về người và của đến mức khôngchịu đựng được phải khuất phục.
    - Cuộc tập kích 24 trên 24 giờ trong ngày, bắt đầu từ chiều tối 18-12-1972 đến hết 29-12-1972. Trong 12 ngày đêm Mĩ đã rải xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu phía Bắc vĩ tuyến 20 một khối lượng bom đạn 10 vạn tấn (riêng Hà Nội 4 vạn tấn), với sức công phá bằng 5 quả bom nguyên từ ném xuống Nhật Bản năm 1945.
    - Quân dân ta ở miền Bắc làm nên trận thắng “Điện Biên Phủ trên không” buộc Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri tháng 1-1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.