Giáo án Toán 6 - Chương 2 - QUI TẮC CHUYỂN VẾ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Các kiến thức cần nhớ
    Qui tắc chuyển vế
    Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu $"+"$ thành dấu $"-"$ và dấu $"-"$ thành dấu $"+".$
    Ví dụ: \(x + 5 = y + 9\) \( \Rightarrow x - y = 9 - 5 \Rightarrow x - y = 4.\)
    Tính chất đẳng thức
    Nếu \(a = b\) thì \(a + c = b + c\)
    Nếu \(a + c = b + c\) thì \(a = b\)
    Nếu \(a = b\) thì \(b = a\)

    2. Các dạng toán thường gặp
    Dạng 1 : Tìm số chưa biết trong một đẳng thức

    Phương pháp
    Áp dụng tính chất của đẳng thức, quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế rồi thực hiện phép tính với các số đã biết.

    Dạng 2: Tìm số chưa biết trong một đẳng thức có chứa dấu giá trị tuyệt đối
    Phương pháp
    Cần nắm vững khái niệm giá trị tuyệt đối của một số nguyên $a.$ Đó là khoảng cách từ điểm $a$ đến điểm $0$ trên trục số (tính theo đơn vị dài để lập trục số).
    + Giá trị tuyệt đối của số $0$ là số $0.$
    + Giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương là chính nó;
    + Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó ( và là một số nguyên dương).
    + Hai số đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau.
    Từ đó suy ra \(\left| x \right|\)$ = a$ $\left( {a \in N} \right)$ thì $x = a$ hoặc $x = - a.$

    Dạng 3: Tính các tổng đại số
    Phương pháp
    Thay đổi vị trí số hạng, áp dụng quy tắc dấu ngoặc một cách thích hợp rồi làm phép tính.