Giới Thiệu Khu Di Tích Lịch Sử Đền Hùng - Vũ Kim Biên

  1. Tác giả: LTTK CTV07
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪


    Giỗ tổ Hùng Vương từ ngàn xưa đã là ngày lễ trọng đại, mang ý nghĩa lớn lao trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Dù là sinh sống, làm ăn ở đâu cứ đến ngày 10/3 âm lịch, con cháu Lạc Hồng lại một lòng hướng về đền Hùng, hành hương về miền đất tổ Phong Châu linh thiêng, thắp nén tâm hương bày tỏ lòng thành kính, tri ân công đức các vua Hùng đã có công khởi dựng nước Văn Lang, để có Đại Việt, Việt Nam như ngày nay. Dấu ấn ngàn xưa của đất nước Văn Lang còn hiển hiện đến tận ngày nay tại Khu di tích đền Hùng. Khu di tích đền Hùng- nơi lưu giữ dấu tích ngàn xưa của dân tộc hiện tọa lạc trên núi Nghĩa Lĩnh hay còn gọi là núi Hùng, thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Núi cao 175 mét so với mực nước biển, tương truyền núi Hùng là chiếc đầu rồng lớn hướng về phía Nam, mình rồng uốn khúc thành dãy núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo ở phía sau. Mỗi công trình, kiến trúc còn lại của di tích đền Hùng ngày nay đều chứa đựng trong đó giá trị lịch sử cùng những truyền thuyết ngàn xưa còn sống mãi. Kiến trúc ngàn xưa qua thời gian đã bị hư hại gần hết, chỉ còn lại một số di vật thời đó còn lại, còn kiến trúc như ngày nay được xây dựng từ thời hậu Lê và thời Nguyễn. Từ cổng lớn của khu di tích, vượt qua 225 bậc đá sẽ lên tới đền Hạ, tương truyền đây là nơi Tổ mẫu Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con trai để rồi sau đó 50 người con theo Quốc tổ Lạc Long Quân xuống biển, 49 người theo mẹ lên non, một người con cả ở lại lập nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, xưng là Hùng Vương. Từ truyền thuyết này mà nhân dân lập ra đền Hạ để thờ các vua Hùng. Trong khuôn viên đền Hạ còn có nhà bia công đức, một ngôi chùa được xây dựng từ thời Lý gọi là Sơn Cảnh Thừa Long tự, sau đó vào thời Lê được làm lại lấy tên Thiên Quang thiền tự, phía trước chùa còn có tháp và gác chuông. Đền Hạ cũng là nơi năm xưa Bác Hồ căn dặn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Từ đền Hạ, tiếp tục đi lên không xa là đền Trung, là nơi nghỉ ngơi của các vua Hùng, đôi khi là nơi Hùng Vương bàn việc nước với các Lạc hầu, Lạc tướng. Nơi đây cũng là nơi hoàng tử Lang Liêu dâng bánh chưng, bánh dày lên cho vua cha. Sau này, nhân dân làm miếu thờ các vua Hùng, gọi là Hùng Vương tổ miếu. Đền Thượng nằm trên đỉnh núi Hùng. Thời các Vua Hùng, trên đỉnh núi này có điện Kính thiên – nơi Vua làm lễ tế trời, đất và thờ thần núi, thần lúa, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân dân no ấm. Sau sự kiện vua Hùng thứ 18 nhường ngôi cho Thục Phán An Dương Vương, đền Thượng được xây dựng để thờ các đời Vua Hùng, cột đá thề đã được dựng lên để khắc ghi lời thề đời đời gìn giữ cơ nghiệp các vua Hùng đã tạo dựng. Thục Phán An Dương Vương còn mời dòng tộc Vua Hùng tới chân núi Hùng sinh sống, chuyên lo việc thờ cúng tại đây. Trên khu vực đền Thượng còn có lăng vua Hùng, chính là mộ của vua Hùng thứ 6. Trong quần thể di tích đền Hùng còn có đền Giếng, nơi đây có giếng ngọc của 2 công chúa Tiên Dung- Ngọc Hoa là con Vua Hùng thứ 18 thường tới soi gương, rửa mặt, chít khăn...

    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪