Hậu Hắc Học - Mặt Dày Tâm Đen - Lý Tôn Ngô Chữ “Hậu” có nghĩa là “Dày” và được viết rõ là “Mặt dày”; Chữ “Hắc” là “Đen” , cũng được viết rõ là “Tâm đen” hay “Tâm can đen tối”. Theo ông đây là một triết lý rất đặc biệt, vì vậy trong khi dịch, chúng tôi phải viết hoa ở đầu các chữ “Hậu Hắc Học” với ý định nhấn mạnh ý nghĩa của từ ngữ mới lạ này. “Hậu Hắc Học” chế giễu một cách sâu cay sự đen tối của một số chế độ chính trị với những bệnh tật, thói hư tật xấu trong chốn quan trường của xã hội Trung Quốc cũ. “Hậu Hắc Học” lần đầu tiên được công bố trên “Công luận nhật báo” ở thành đô năm Dân quốc nguyên niên, nhưng vì nội dung châm biếm rất sâu cay của nó về thói hư tật xấu trong chốn quan trường nên đã dấy nên sự đố kỵ và bị công kích dữ dội. Qua nhiều năm sau, năm 1934 mới chính thức xuất bản thành sách và được giới học giả cùng với nhiều học giả của Trung Quốc hưởng ứng, bình luận rất tốt. Trong mấy chục năm sau cách mạng Tân Hợi, xã hội Trung Quốc bị rối loạn, do đó tác giả ũng khắc họa và phân tích những hiện tượng xã hội và các “Chính trị gia” thời đó trong “Hậu Hắc Học”. Do đó có nhiều học giả nổi tiếng ở Trung Quốc đã bình luận và đánh giá: “Hậu Hắc Học” là một kỳ thư hiếm có. Để chứng minh cho lập luận “Hậu Hắc Học” của mình, ông đã đi sâu nghiên cứu tâm lý học và viết tiếp “Tâm lý và lực học”, “Tính linh và điện từ”, đó là những công trình nghiên cứu mà ông rất tâm đắc. Theo nhà xuất bản “Cầu Thực” ở Bắc Kinh Trung Quốc. “Hậu Hắc Học” đã được truyền bá rộng rãi ở nước ngoài nhưng ở lục địa Trung Quốc lại hiếm thấy, vì vậy nhà xuất bản “Cầu Thực” cho rằng không thể để một cuốn sách hay như vậy bị mai một, cho nên đã sưu tầm, chỉnh lý lại và xuất bản. Từ tháng 1/1989 đến tháng 5/1990 đã in lại 8 lần với tổng số lượng 300.000 bản. Toàn bộ cuốn sách được viết vào những năm 20, 30 và 40 của thế kỷ XX, vì vậy các từ ngữ, câu văn phần lớn viết theo kiểu cổ văn (Văn bác cổ) của Trung Quốc, nên khi dịch không dễ dàng. Chúng tôi cố gắng dịch thoát ý, nhưng lại bảo đảm đúng, lời lẽ gọn. Do đó chắc không tránh khỏi những thiếu sót, mong các độc giả thông cảm. Ngoài ra, chúng tôi muốn nói thêm, toàn bộ cuốn sách có ý nghĩa rất sâu xa, rất đáng để học giả Việt Nam nghiên cứu. Nhưng tác giả có bàn thêm một số vấn đề viết vào thời kỳ đầu của thế kỷ XX, như: “Tôn Ngô bàn về chính trị”, “Tôn Ngô bàn về kinh tế”… Chúng tôi cho rằng đó chỉ là ý kiến riêng của một học giả, cũng như bản thân Lý Tôn Ngô cho rằng: ông chủ trương “độc lập tư tưởng”, nên các độc giả đều có quyền bình luận, đánh giá và phê phán. ✪ ✪ ✪ ✪ ✪ Theo LTTK Education