Hình học 10 cơ bản - Chương 3 - Bài 2. Phương trình đường tròn

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 1 trang 83 sgk hình học 10. Tìm tâm và bán kính của các đường tròn sau:

    a) \({x^2} + {\rm{ }}{y^2} - 2x-2y - 2{\rm{ }} = 0\)

    b) \(16{x^2} + {\rm{ }}16{y^2} + {\rm{ }}16x{\rm{ }}-{\rm{ }}8y{\rm{ }}-{\rm{ }}11{\rm{ }} = {\rm{ }}0\)

    c) \({x^{2}} + {\rm{ }}{y^{2}} - {\rm{ }}4x{\rm{ }} + {\rm{ }}6y{\rm{ }}-{\rm{ }}3{\rm{ }} = {\rm{ }}0.\)

    Giải

    a) Ta có : \(-2a = -2 \Rightarrow a = 1\)

    \(-2b = -2 \Rightarrow b = 1 \Rightarrow I(1; 1)\)

    \({R^2} = {a^2} + {b^2} - c = {1^2} + {1^2} - ( - 2) = 4 \Rightarrow R = \sqrt 4 = 2\)

    b) \(16{x^2} + {\rm{ }}16{y^2} + {\rm{ }}16x{\rm{ }}-{\rm{ }}8y{\rm{ }}-{\rm{ }}11{\rm{ }} = {\rm{ }}0\)

    \( \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} + x - {1 \over 2}y - {{11} \over {16}} = 0\)

    \(\eqalign{
    & - 2a = 1 \Rightarrow a = - {1 \over 2} \cr
    & - 2b = - {1 \over 2} \Rightarrow b = {1 \over 4} \cr
    & \Rightarrow I\left( { - {1 \over 2};{1 \over 4}} \right) \cr} \)

    \({R^2} = {a^2} + {b^2} - c = {\left( { - {1 \over 2}} \right)^2} + {\left( {{1 \over 4}} \right)^2} - \left( { - {{11} \over {16}}} \right) = 1 \Rightarrow R = \sqrt 1 = 1\)

    c)

    \(\eqalign{
    & - 2a = - 4 \Rightarrow a = 2 \cr
    & - 2b = 6 \Rightarrow b = - 3 \cr
    & \Rightarrow I\left( {2; - 3} \right) \cr} \)

    \({R^2} = {a^2} + {b^2} - c = {2^2} + {\left( { - 3} \right)^2} - \left( { - 3} \right) = 16 \Rightarrow R = \sqrt {16} = 4\)



    Bài 2 trang 83 sgk hình học 10. Lập phương trình đườơng tròn \((C)\) trong các trường hợp sau:

    a) \((C)\) có tâm \(I(-2; 3)\) và đi qua \(M(2; -3)\);

    b) \((C)\) có tâm \(I(-1; 2)\) và tiếp xúc với đường thẳng \(d : x – 2y + 7 = 0\)

    c) \((C)\) có đường kính \(AB\) với \(A(1; 1)\) và \(B(7; 5)\)

    Giải

    a) Ta tìm bán kính \({R^2} = {\rm{ }}I{M^2} \Rightarrow {R^{2}} = {\rm{ }}IM{\rm{ }} = {\rm{ }}{\left( {2{\rm{ }} + {\rm{ }}2} \right)^2} + {\rm{ }}( - 3{\rm{ }} - {3^2}){\rm{ }} = {\rm{ }}52\)

    Phương trình đường tròn \((C)\):

    \({\left( {x{\rm{ }} + 2} \right)^2} + {\rm{ }}{\left( {y{\rm{ }}-{\rm{ }}3} \right)^2} = 52\)

    b) Đường tròn tiếp xúc với đường thẳng \(d\) nên khoảng cách từ tâm \(I\) tới đường thẳng \(d\) phải bằng bán kính đường tròn:

    \(d(I; d) = R\)

    Ta có : \( R = d(I, d) = \frac{|-1-2.2+7|}{\sqrt{1^{2}+(-2)^{2}}}\) = \(\frac{2}{\sqrt{5}}\)

    Phương trình đường tròn cần tìm là:

    \({\left( {x{\rm{ }} + 1} \right)^2} + {\rm{ }}{\left( {y{\rm{ }}-{\rm{ }}2} \right)^2}= \left(\frac{2}{\sqrt{5}}\right )^{2}\)

    \( \Leftrightarrow {\left( {x{\rm{ }} + 1} \right)^2} + {\rm{ }}{\left( {y{\rm{ }}-{\rm{ }}2} \right)^2} = {4 \over 5}\)

    c) Tâm \(I\) là trung điểm của \(AB\), có tọa độ :

    \(x = \frac{1 +7}{2} = 4\); \(y = \frac{1 +5}{2} = 3\) suy ra \(I(4; 3)\)

    \(AB = 2\sqrt {13}\) suy ra \( R = \sqrt {13}\)

    Phương trình đường tròn cần tìm là:

    \({\left( {x{\rm{ }} - 4{\rm{ }}} \right)^2} + {\rm{ }}{\left( {y{\rm{ }}-{\rm{ }}3} \right)^2} = 13\)




    Bài 2 trang 83 sgk hình học 10. Lập phương trình đườơng tròn \((C)\) trong các trường hợp sau:

    a) \((C)\) có tâm \(I(-2; 3)\) và đi qua \(M(2; -3)\);

    b) \((C)\) có tâm \(I(-1; 2)\) và tiếp xúc với đường thẳng \(d : x – 2y + 7 = 0\)

    c) \((C)\) có đường kính \(AB\) với \(A(1; 1)\) và \(B(7; 5)\)

    Giải

    a) Ta tìm bán kính \({R^2} = {\rm{ }}I{M^2} \Rightarrow {R^{2}} = {\rm{ }}IM{\rm{ }} = {\rm{ }}{\left( {2{\rm{ }} + {\rm{ }}2} \right)^2} + {\rm{ }}( - 3{\rm{ }} - {3^2}){\rm{ }} = {\rm{ }}52\)

    Phương trình đường tròn \((C)\):

    \({\left( {x{\rm{ }} + 2} \right)^2} + {\rm{ }}{\left( {y{\rm{ }}-{\rm{ }}3} \right)^2} = 52\)

    b) Đường tròn tiếp xúc với đường thẳng \(d\) nên khoảng cách từ tâm \(I\) tới đường thẳng \(d\) phải bằng bán kính đường tròn:

    \(d(I; d) = R\)

    Ta có : \( R = d(I, d) = \frac{|-1-2.2+7|}{\sqrt{1^{2}+(-2)^{2}}}\) = \(\frac{2}{\sqrt{5}}\)

    Phương trình đường tròn cần tìm là:

    \({\left( {x{\rm{ }} + 1} \right)^2} + {\rm{ }}{\left( {y{\rm{ }}-{\rm{ }}2} \right)^2}= \left(\frac{2}{\sqrt{5}}\right )^{2}\)

    \( \Leftrightarrow {\left( {x{\rm{ }} + 1} \right)^2} + {\rm{ }}{\left( {y{\rm{ }}-{\rm{ }}2} \right)^2} = {4 \over 5}\)

    c) Tâm \(I\) là trung điểm của \(AB\), có tọa độ :

    \(x = \frac{1 +7}{2} = 4\); \(y = \frac{1 +5}{2} = 3\) suy ra \(I(4; 3)\)

    \(AB = 2\sqrt {13}\) suy ra \( R = \sqrt {13}\)

    Phương trình đường tròn cần tìm là:

    \({\left( {x{\rm{ }} - 4{\rm{ }}} \right)^2} + {\rm{ }}{\left( {y{\rm{ }}-{\rm{ }}3} \right)^2} = 13\)




    Bài 3 trang 83 sgk hình học 10.
    Lập phương trình đường tròn đi qua ba điểm:

    a) \(A(1; 2); B(5; 2); C(1; -3)\)

    b) \(M(-2; 4); N(5; 5); P(6; -2)\)

    Giải

    Sử dụng phương trình đường tròn có dạng: \(x^2+y^2-2 ax – 2by +c = 0\)

    a) Đường tròn đi qua điểm \(A(1; 2)\) nên ta có:

    \(1^2+ 2^2– 2a -4b + c = 0 \Leftrightarrow 2a + 4b – c = 5\)

    Đường tròn đi qua điểm \(B(5; 2)\) nên ta có:

    \(5^2+ 2^2– 10a -4b + c = 0 \Leftrightarrow 10a + 4b – c = 29\)

    Đường tròn đi qua điểm \(C(1; -3)\) nên ta có:

    \(1^2+ (-3)^2 – 2a + 6b + c = 0 \Leftrightarrow 2a - 6b – c = 10\)

    Để tìm \(a, b, c\) ta giải hệ: \(\left\{\begin{matrix} 2a + 4b- c = 5 (1) & & \\ 10a +4b - c= 29 (2) & & \\ 2a- 6b -c =10 (3) & & \end{matrix}\right.\)

    Giải hệ ta được: \(\left\{ \matrix{
    a = 3 \hfill \cr
    b = - 0,5 \hfill \cr
    c = - 1 \hfill \cr} \right.\)

    Phương trình đường tròn cần tìm là: \({{x^2} + {\rm{ }}{y^2} - {\rm{ }}6x{\rm{ }} + {\rm{ }}y{\rm{ }} - {\rm{ }}1{\rm{ }} = {\rm{ }}0} \)

    b) Đường tròn đi qua điểm \(M(-2; 4)\) nên ta có:

    \((-2)^2+ 4^2+4a -8b + c = 0 \Leftrightarrow 4a - 8b + c = -20\)

    Đường tròn đi qua điểm \(N(5; 5)\) nên ta có:

    \(5^2+ 5^2– 10a -10b + c = 0 \Leftrightarrow 10a +10b – c = 50\)

    Đường tròn đi qua điểm \(P(6; -2)\) nên ta có:

    \(6^2+ (-2)^2 – 12a + 4b + c = 0 \Leftrightarrow 12a - 4b – c = 40\)

    Ta có hệ phương trình:

    $$\left\{ \matrix{
    4a - 8b + c = - 20 \hfill \cr
    10a + 10b - c = 50 \hfill \cr
    12a - 4b - c = 40 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
    a = 2 \hfill \cr
    b = 1 \hfill \cr
    c = - 20 \hfill \cr} \right.$$

    Phương trình đường tròn đi qua ba điểm \(M(-2; 4); N(5; 5); P(6; -2)\) là:

    \(x^2+ y^2- 4x – 2y - 20 = 0\)




    Bài 4 trang 83 sgk hình học 10. Lập phương trình đường tròn tiếp xúc với hai trục tọa độ \(Ox, Oy\) và đi qua điểm \(M(2 ; 1)\)

    Giải

    Đường tròn tiếp xúc với hai trục tọa độ nên tâm \(I\) của nó phải cách đều hai trục tọa độ. Đường tròn này lại đi qua điểm \(M(2 ; 1)\), mà điểm \(M\) này lại là góc phần tư thứ nhất nên tọa độ của tâm \(I\) phải là số dương.

    \(x_I=y_I>0\)

    gọi \(x_I=y_I= a\). Như vậy phương trình đường tròn cần tìm là :

    \({\left( {2{\rm{ }} - {\rm{ }}a} \right)^2} + {\left( {1{\rm{ }}-{\rm{ }}a} \right)^2} = {a^2}{\rm{ }}\)

    \({a^2} - 6a + 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    a = 1 \hfill \cr
    a = 5 \hfill \cr} \right.\)

    Từ đây ta được hai đường tròn thỏa mãn điều kiện

    +) Với \(a = 1\) \( \Rightarrow {\left( {x{\rm{ }} - {\rm{ }}1{\rm{ }}} \right)^2} + {\rm{ }}{\left( {y{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)^2}{\rm{ }} = {\rm{ }}1({C_1})\)

    +) Với \(a = 5\) \(\Rightarrow {\left( {x - 5{\rm{ }}} \right)^2} + {\rm{ }}{\left( {y - 5} \right)^2}{\rm{ }} = {\rm{ 25}}({C_2})\)




    Bài 5 trang 83 sgk hình học 10. Lập phương trình của đường tròn tiếp xúc với các trục tọa độ và có tâm ở trên đường thẳng \(d : 4x – 2y – 8 = 0\)

    Giải

    Vì đường tròn cần tìm tiếp xúc với hai trục tọa độ nên các tọa độ \(x_I,y_I\) của tâm \(I\) có thể là \(x_I=y_I\) hoặc \(x_I=-y_I\)

    Đặt \(x_I=a\) thì ta có hai trường hợp \(I(a ; a)\) hoặc \(I(a ; -a)\). Ta có hai khả năng:

    Vì \(I\) nằm trên đường thẳng \(4x – 2y – 8 = 0\) nên tọa độ \(I(a ; a)\) là ngiệm đúng của phương trình đường thẳng \(4x – 2y – 8 = 0\), ta có:

    \(4a – 2a – 8 = 0 \Rightarrow a = 4\)

    Đường tròn cần tìm có tâm \(I(4; 4)\) và bán kính \(R = 4\) có phương trình là:

    \({(x - 4)^2} + {(y - 4)^2} = {4^2} \Leftrightarrow {(x - 4)^2} + {(y - 4)^2} = 16\)

    + Trường hợp \(I(a; -a)\):

    \(4a + 2a - 8 = 0 \Rightarrow a = \frac{4}{3}\)

    Ta được đường tròn có phương trình là:

    \((x -\frac{4}{3})^{2}+ (y +\frac{4}{3})^{2}= (\frac{4}{3})^{2}\)

    \( \Leftrightarrow {\left( {x - {4 \over 3}} \right)^2} + {\left( {y + {4 \over 3}} \right)^2} = {{16} \over 9}\)




    Bài 6 trang 84 sgk hình học 10. Cho đường tròn \((C)\) có phương trình:

    \({x^2} + {\rm{ }}{y^2} - {\rm{ }}4x{\rm{ }} + {\rm{ }}8y{\rm{ }} - {\rm{ }}5{\rm{ }} = {\rm{ }}0\)

    a) Tìm tọa độ tâm và bán kính của \((C)\)

    b) Viết phương trình tiếp tuyến với \((C)\) đi qua điểm \(A(-1; 0)\)

    c) Viết phương trình tiếp tuyến với \((C)\) vuông góc với đường thẳng \(3x – 4y + 5 = 0\)

    Giải

    a) \({x^2} + {\rm{ }}{y^2} - {\rm{ }}4x{\rm{ }} + {\rm{ }}8y{\rm{ }} - {\rm{ }}5{\rm{ }} = {\rm{ }}0\)

    \( \Leftrightarrow {x^2} - 2.x.2 + {2^2} + {y^2} + 2.y.4 + {4^2} = 25 \)

    \(\Leftrightarrow {\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 4} \right)^2} = {5^2}\)

    Tâm \(I(2 ; -4)\), bán kính \(R = 5\)

    b)

    Thay tọa độ \(A(-1 ; 0)\) vào vế trái, ta có :

    \((-1- 2 )^2 + (0 + 4)^2 = 3^2+4^2= 25\)

    Vậy \(A(-1 ;0)\) là điểm thuộc đường tròn.

    \(\overrightarrow {IA} ( - 3;4)\)

    Phương trình tiếp tuyến với đường tròn tại \(A\) là:

    \(-3(x +1) +4(y -0) =0 \Leftrightarrow 3x - 4y + 3 = 0\)

    c)

    Đường thẳng \(3x – 4y + 5 = 0\) có véc tơ pháp tuyến \(\overrightarrow n(3;-4)\)

    Theo giả thiết tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng \(3x – 4y + 5 = 0\) nên tiếp tuyến có véc tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow {n'}(4;3)\)

    Phương trình tiếp tuyến có dạng là: \(4x+3y+c=0\)

    Khoảng cách từ tâm \(I\) đến tiếp tuyến bằng bán kính \(R=5\) do đó ta có:

    \({{|4.2 + 3.( - 4) + c|} \over {\sqrt {{4^2} + {3^2}} }} = 5 \Leftrightarrow |c - 4| = 25\)

    \(\Leftrightarrow \left[ \matrix{
    c - 4 = 25 \hfill \cr
    c - 4 = - 25 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    c = 29 \hfill \cr
    c = - 21 \hfill \cr} \right.\)

    Vậy có hai phương trình tiếp tuyến thỏa mãn yêu cầu bài toán là:

    \(4x+3y+29=0\) và \(4x+3y-21=0\).