Hình học 10 Ôn tập chương I Vectơ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    SƠ ĐỒ TƯ DUY HÌNH HỌC 10 CHƯƠNG 1 VECTƠ
    [​IMG]

    Xem chi tiết nội dung các bài học:


    Bài tập minh họa
    Bài 1:
    Cho bát giác đều ABCDEFGH tâm I. Các vectơ khác vectơ không, cùng phương với vectơ \(\vec{AB}\) và nhận các đỉnh của bát giác là gốc và ngọn là?

    [​IMG]

    Hướng dẫn:
    Như bài toán đã nói rất rõ rằng tìm các vectơ cùng phương với vectơ \(\vec {AB}\).

    Đầu tiên ta liệt kê các đoạn thẳng song song với AB, đó là đoạn EF, CH và GD.
    Vậy ứng với các đoạn trên, ta có \(\vec {CH},\vec {HC},\vec {EF},\vec {FE},\vec {GD},\vec {DG},\vec {BA}\)

    Bài 2:
    Hãy vẽ vectơ tổng của Vectơ \(\vec {AB}\&\vec {CD}\)và hiệu của 2 vectơ \(\vec {CD\&}\vec {AB}\) sau:

    [​IMG]

    Hướng dẫn:
    Giả sử độ dài đơn vị tính bằng ô, ta có:

    Tổng hai vectơ \(\vec {AB}\&\vec {CD}\) trên là vectơ \(\vec {a}\)

    [​IMG]

    Hiệu hai vectơ \(\vec {CD\&}\vec {AB}\) trên là \(\vec {b}\)

    [​IMG]

    Bài 3:
    Cho hình chữ nhật có \(AB=3cm\), \(BC=4cm\). Tính \(|\vec{AB}+2\vec{AC}-\vec{AD}|\)

    Hướng dẫn:

    [​IMG]

    Như hình trên, chúng ta có thể viết lại như sau:

    \(2\vec{AC}=\vec{AE}\)

    \(-\vec{AD}=\vec{DA}=\vec{EG}\)

    \(\vec{AB}=\vec{EF}\)

    Vậy \(\vec{AB}+2\vec{AC}-\vec{AD}=\vec{AG}\)

    Bằng Pytago, ta dễ dàng tính toán được \(|\vec{AG}|=\sqrt{97}(cm)\)

    Bài 4:
    Trong mặt phẳng tọa độ. Cho 3 điểm \(A(1;1); B(-4;3);C(-5;-2)\).

    Tìm tọa độ đỉnh D sao cho ABCD là hình bình hành

    Hướng dẫn:
    ABCD là hình bình hành, suy ra \(\vec{AB}=\vec{DC}\)

    Mà \(\vec{AB}=(-4-1;3-1)\Leftrightarrow \vec{AB}=(-5;2)\)

    Suy ra \(\left\{\begin{matrix} x_D=-5+5\\ y_D=-2-2 \end{matrix}\right.\)

    Vậy \(D(0;-4)\)

    [​IMG]