Hình học 11 cơ bản - Chương 1 - Bài 4. Phép Đối Xứng Tâm

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 1 trang 15 sách giáo khoa hình học lớp 11. Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho điểm \(A(-1;3)\) và đường thẳng \(d\) có phương trình \(x-2y + 3 = 0\). Tìm ảnh của \(A\) và \(d\) qua phép đối xứng tâm \(O\).

    Lời giải:

    Dễ thấy \(A'\) = \({D_{O}}(A) = (1;-3)\)

    Để tìm ảnh của đường thẳng \(d\) ta có thể dùng các cách sau:

    Cách 1:

    Đường thẳng \(d\) đi qua \(B(-3;0)\) và \(C (-1;1)\). Do đó ảnh của \(d\) qua phép đối xứng tâm \(O\) là đường thẳng \(d'\) đi qua \(B' = {D_{O}}(B) = (3;0)\) và \(C' = {D_{O}}(C) = (1;-1)\). suy ra phương trình của \(d'\) là: \( \frac{x-3}{1-3}\) = \( \frac{y}{-1}\) hay \(x - 2y - 3= 0\)

    Cách 2:

    Đường thẳng \(d\) đi qua \(B(-3;0)\), \(d'\) là ảnh của d qua phép đối xứng tâm \(O\) nên nó song song với \(d\). Do đó \(d'\) có phương trình \(x- 2y +C =0\), nó đi qua \(B' =( 3;0)\) là ảnh của \(B\) qua phép đối xứng tâm \(O\). Do đó \(3+C=0\). Từ đó suy ra \(C = -3\)

    Vậy ảnh của \(d\) qua phép đối xứng tâm \(O\) là đường thẳng \(d'\) có phương trình \(x-2y-3=0\)



    Bài 2 trang 15 sách giáo khoa hình học 11. Các hình tam giác đều, hình bình hành, ngũ giác đều, lục giác đều, hình nào có tâm đối xứng?

    Lời giải:

    Hình bình hành và lục giác đều là những hình có tâm đối xứng.



    Bài 3 trang 15 sách giáo khoa hình học lớp 11. Tìm một hình có vô số tâm đối xứng?

    Lời giải:

    Đường thẳng, hình gồm hai đường thẳng song song là những hình có vô số tâm đối xứng.