Hình học 8 Bài 3: Diện tích tam giác

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    Kiến thức cần nhớ:
    1. Định lý
    [​IMG]

    Diện tích tam giác bằng nửa tích của một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó.

    \({\rm{S = }}\frac{1}{2}{ah}\)
    2. Hệ quả
    [​IMG]



    Diện tích tam giác vuông bằng nửa tích hai cạnh góc vuông.

    \({\rm{S = }}\frac{1}{2}{bc}\)


    Bài tập minh họa
    Bài 1: Cho tam giác đều ABC có cạnh là a, I là một điểm di động thuộc miền trong của tam giác. gọi M;N;P lần lượt là hình chiếu của I lên AB,BC,AC. CHứng minh rằng khi I di chuyển trOng tam giác thì tổng IM+IN+IP không đổi.

    Hướng dẫn:

    [​IMG]

    Ta có:

    \(\begin{array}{l} {S_{ABC}} = {S_{AIB}} + {S_{BIC}} + {S_{AIC}}\\ = \frac{1}{2}a.IM + \frac{1}{2}a.IN + \frac{1}{2}a.IP\\ = \frac{1}{2}a.\left( {IM + IN + IP} \right)\\ \Rightarrow IM + IN + IP = \frac{{2{S_{ABC}}}}{a} \end{array}\)

    Mà tam giác ABC cố định và a cố định nên tổng IM+IN+IP không đổi khi I thay đổi.

    Bài 2: Cho tam giác ABC trung tuyến AM. Qua B kẻ đường thẳng song song với AM cắt CA tại E. Gọi I là giao điểm của EM với AB. Chứng minh rằng các cặp tam giác sau có cùng diện tích: ABC và MEC; IEA và IMB

    Hướng dẫn:

    [​IMG]



    AM song song với BE

    \( \Rightarrow {d_{\left( {A,BE} \right)}} = {d_{\left( {M,BE} \right)}}\)

    \( \Rightarrow \frac{1}{2}BE.{d_{\left( {A,BE} \right)}} = \frac{1}{2}BE.{d_{\left( {M,BE} \right)}}\) (nhân cả hai vế cho \(\frac{1}{2}BE\))

    \( \Rightarrow {S_{ABE}} = {S_{MBE}}\)

    \( \Rightarrow {S_{BEC}} - {S_{ABE}} = {S_{BEC}} - {S_{MBE}}\)

    \( \Rightarrow {S_{ABC}} = {S_{MEC}}\)

    \(\begin{array}{l} \Rightarrow {S_{ABM}} + {S_{AMC}} = {S_{MEA}} + {S_{AMC}}\\ \Rightarrow {S_{ABM}} = {S_{MEA}}\\ \Rightarrow {S_{IBM}} + {S_{IAM}} = {S_{IE{\rm{A}}}} + {S_{IAM}}\\ \Rightarrow {S_{IBM}} = {S_{IE{\rm{A}}}} \end{array}\)

    Bài 3: Cho tam giác ABC vuông cân tại A có cạnh AB=6cm, trên đoạn AB, AC lần lượt lấy M và N sao cho AM=CN. Tính AM sao cho diện tích tam giác AMN lớn nhất

    Hướng dẫn:

    [​IMG]

    Gọi độ dài AM là x (0

    Diện tích tam giác AMN là :

    \(\begin{array}{l} {S_{AMN}} = \frac{1}{2}AM.AN\\ = \frac{1}{2}x.\left( {6 - x} \right) = \frac{1}{2}\left( { - {x^2} + 6{\rm{x}}} \right) \end{array}\)

    diện tích AMN lớn nhất khi \( - {x^2} + 6{\rm{x}}\) lớn nhất. Ta có:

    \(\begin{array}{l} - {x^2} + 6{\rm{x = }} - {x^2} + 6{\rm{x}} - 9 + 9\\ = - {\left( {x - 3} \right)^2} + 9 \le 9 \end{array}\)

    dấu "=" xảy ra khi \({x - 3}\)=0 tức là x=3.

    Vậy tam giác AMN có diện tích lớn nhất khi AM=3 cm.