Bài 29 trang 83 sgk toán 8 tập 1. Dựng tam giác ABC vuông tại A, biết cạnh huyền BC = 4cm, góc nhọn \(\widehat{B}\)=650 Bài giải: Sử dụng phương pháp dựng tam giác vuông đã được học. Học sinh tự vẽ hình Ta lần lượt thực hiên: - Vẽ đoạn BC = 4cm. - Vẽ tia Bx tạo với BC một góc 650 - Vẽ đường thẳng a qua C và vuông góc với Bx và cắt Bx tại A. Khi đó ∆ABC là tam giác cần dựng. Bài 30 trang 83 sgk toán 8 tập 1. Dựng tam giác ABC vuông tại B, biết cạnh huyền AC = 4cm, cạnh góc vuông BC = 2cm. Bài giải: Sử dụng phương pháp dựng phương pháp vuông đã được học. Học sinh tự vẽ hình Ta lần lượt thực hiện: - Vẽ góc vuông xBy. Trên tia Bx lấy điểm C sao cho BC = 2cm. - Vẽ đường tròn (C; 4) và đường tròn này cắt tia Oy tại A. Nối A với C ta được ∆ABC là tam giác cần dựng. Bài 31 trang 83 sgk toán 8 tập 1. Dựng hình thang ABCD (AB // CD), biết AB = AD = 2cm, AC = DC = 4cm. Bài giải: Hãy phác thảo hình vẽ để dẫn dắt bài toán về việc đầu tiên là vẽ một tam giác. Đỉnh còn lại được xác định nhờ định nghĩa hình thang kết hợp với một giả thiết còn lại. Học sinh tự vẽ hình Ta lần lượt thực hiện: - Vẽ ∆ACD bằng cách: + Vẽ đoạn CD = 4cm. + Vẽ đường tròn (C; 4) và đường tròn (D; 2), chúng cắt nhau tại A. Nối A với C, D ta được ∆ACD. - Xác định điểm còn lại B bằng cách: + Vẽ tia Ax song song với tia DC. + Trên tia Ax lấy điểm B sao cho AB = 2cm. Nối B với C ta được hình thang cần dựng.