Hình học 8 - Chương 3 - Tính chất đường phân giác của tam giác

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 15 trang 67 - Sách giáo khoa toán 8 tập 2. Tính x trong hình 24 và làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất.

    [​IMG]

    Giải:

    a) AD là tia phân giác của ∆ABC nên



    \(\frac{BD}{AB}\) = \(\frac{DC}{AC}\) => DC = \(\frac{BD.AC}{AB}\) = \(\frac{3,5.7,2}{4,5}\)

    => x = 5,6

    b) PQ là đường phân giác của ∆PMN nên \(\frac{MQ}{MP}\) = \(\frac{NQ}{NP}\)

    Hay \(\frac{MP}{6,2}\) = \(\frac{x}{8,7}\)

    Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức:

    => \(\frac{x}{8,7}\) = \(\frac{MP}{6,2}\) = \(\frac{x + MQ}{8,7+ 6,2}\) = \(\frac{12,5}{14,9}\)

    => x ≈ 7,3




    Bài 16 trang 67 - Sách giáo khoa toán 8 tập 2. Tam giác ABC có độ dài các cạnh AB= m, AC= n và AD là đường phân giác. Chứng minh rẳng tỉ số diện tích tam giác ABD và diện tích tam giác ACD bằng \(\frac{m}{n}\).

    [​IMG]

    Giải:

    Kẻ AH ⊥ BC

    Ta có:

    SABD = \(\frac{1}{2}\)AH.BD

    SADC = \(\frac{1}{2}\)AH.DC

    =>\(\frac{S_{SBD}}{S_{ADC}}\) = \(\frac{\frac{1}{2}AH.BD}{\frac{1}{2}AH.DC}\) = \(\frac{BD}{DC}\)

    Mặt khác: AD là đường phân giác của ∆ABC

    => \(\frac{BD}{DC}\)= \(\frac{AB}{AC}\) = \(\frac{m}{n}\).

    Vậy \(\frac{S_{SBD}}{S_{ADC}}\) = \(\frac{m}{n}\)




    Bài 17 trang 68 - Sách giáo khoa toán 8 tập 2. Cho tam giác ABC với đường trung tuyến AM. Tia phân giác của góc AMB cắt cạnh AB ở D, tia phân giác của góc AMC cắt cạnh AC ở E. Chứng minh rằng DE // BC(h25)

    [​IMG]

    Giải:

    Ta có MD là đường phân giác của tam giác ABM

    => \(\frac{AD}{BD}\) = \(\frac{AM}{BM}\) (1)

    ME là đường phân giác của tam giác ACM

    => \(\frac{AE}{CE}\) = \(\frac{AM}{MC}\) (2)

    Mà MB = MC( AM là đường trung tuyến)

    => \(\frac{AM}{BM}\) = \(\frac{AM}{MC}\) (3)

    từ 1,2,3 => \(\frac{AD}{BD}\) = \(\frac{AE}{CE}\) => DE // BC( Định lí Talet đảo)





    Bài 18 trang 68 - Sách giáo khoa toán 8 tập 2. Tam giác ABC có AB= 5cm, AC= 6cm, BC= 7cm. Tia phân giác của góc BAC cắt BC tại E. Tính các đoạn EB, EC.

    Giải:

    [​IMG]

    AE là đường phân giác của tam giác ABC nên

    \(\frac{AE}{AB}\) = \(\frac{EC}{AC}\)

    Áp dụng tính chất tỉ lệ thức

    \(\frac{AE}{AB}\) = \(\frac{EC}{AC}\) = \(\frac{EB+EC}{AB+AC}\)= \(\frac{BC}{AB+AC}\)

    => EB = \(\frac{AB.BC}{AB+AC}\) = \(\frac{5.7}{5+6}\)

    EC = BC- BE ≈ 3,8





    Bài 19 trang 68 - Sách giáo khoa toán 8 tập 2. Cho hình thang ABCD (AB // CD).

    Đường thẳng a song song với DC, cắt các cạnh AD và BC theo thứ tự là E và F.

    Chứng minh rằng:

    a) \(\frac{AE}{ED}\) = \(\frac{BF}{FC}\); b) \(\frac{AE}{AD}\) = \(\frac{BF}{BC}\) c) \(\frac{DE}{DA}\) = \(\frac{CF}{CB}\).

    Giải:

    [​IMG]

    a) Nối AC cắt EF tại O

    ∆ADC có EO // DC => \(\frac{AE}{ED}\) = \(\frac{AO}{OC}\) (1)

    ∆ABC có OF // AB => \(\frac{AO}{OC}\) = \(\frac{BF}{FC}\) (2)

    Từ 1 và 2 => \(\frac{AE}{ED}\) = \(\frac{BF}{FC}\)

    b) Từ \(\frac{AE}{ED}\) = \(\frac{BF}{FC}\) => \(\frac{AE}{ED +AE}\)= \(\frac{BF}{FC + BF}\)

    hay \(\frac{AE}{AD}\)=\(\frac{BF}{BC}\)

    c) Từ \(\frac{AE}{ED}\) = \(\frac{BF}{FC}\) => \(\frac{AE+ED}{ED}\)= \(\frac{BF+FC}{FC}\)

    => \(\frac{AD}{ED}\) = \(\frac{BF}{FC}\) hay \(\frac{ED}{AD}\) = \(\frac{FC}{BC}\)





    Bài 20 trang 68 - Sách giáo khoa toán 8 tập 2. Cho hình thang ABCD (AB //CD). Hai đường chéo AC và BD cắt nhat tại O. Đường thẳng A qua O và song song với đáy của hình thang cắt các cạnh AD, BC théo thứ tự E và F(h26)

    Chứng minh rằng OE = OF.

    [​IMG]

    Giải:

    ∆ADC có OE // OC nên \(\frac{OE}{DC}\) = \(\frac{AE}{AD}\)

    ∆BDC có OF // DC nên \(\frac{OF}{DC}\) = \(\frac{BF}{BC}\)

    Mà AB // CD => \(\frac{AE}{AD}\) = \(\frac{BF}{BC}\)(câu b bài 19)

    Vậy \(\frac{OE}{DC}\) = \(\frac{OF}{DC}\) nên OE = OF.





    Bài 21 trang 68 - Sách giáo khoa toán 8 tập 2.

    a) Cho tam giác ABC với đường trung tuyến AM và đường phân giác AD. Tính diện tích tam giác ADM, biết AB= m, AC= n( n>m). Và diện tích của tam giác ABC là S.

    b) Cho n = 7cm, m = 3cm. Hỏi diện tích tam giác ADM chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích tam giác ABC.

    Giải:

    [​IMG]

    Ta có AD là đường phân giác của ∆ ABC nên

    \(\frac{S_{ABD}}{S_{ADC}}\) = \(\frac{AB}{AC}\) = \(\frac{m}{n}\)(kết quả ở bài 16)

    => \(\frac{S_{ABD}}{S_{ADC}+S_{ABD}}\)= \(\frac{m}{n+m}\)

    hay \(\frac{S_{ABD}}{S_{ABC}}\)= \(\frac{m}{n+m}\) => \(S_{ABM}\)= \(\frac{1}{2}\) \(S_{ABC}\).

    Giả sử AB < AC( m<n) vì AD là đường phân giác, AM là đường trung tuyến kẻ từ A nên AD nằm giữa AB và AM.

    => \(S_{ADM}\)= \(S_{ABM}\) - \(S_{ABD}\)

    => \(S_{ADM}\) = \(\frac{1}{2}\)S -\(\frac{m}{n+m}\)S = \(\frac{S(m+n-2m)}{2(m+n)}\)

    \(S_{ADM}\)= \(\frac{S(n -m)}{2(m+n)}\) (với n>m)




    Bài 22 trang 68 - Sách giáo khoa toán 8 tập 2. Đố: Hình 27 cho biết có 6 góc bằng nhau:

    \(O_{1}\) = \(O_{2}\) = \(O_{3}\) = \(O_{4}\) = \(O_{5}\) = \(O_{6}\).

    Kích thước các đoạn thẳng đã được ghi trên hình. Hãy thiết lập những tỉ lệ thức từ kích thước đã cho.

    [​IMG]

    Giải

    OB là tia phân giác trong của ∆OBC => \(\frac{x}{a}\) = \(\frac{y}{c}\)

    OC là tia phân giác trong của ∆OBD => \(\frac{y}{d}\) = \(\frac{z}{d}\)

    OD là tia phân giác trong của ∆OCE => \(\frac{z}{c}\) = \(\frac{t}{e}\)

    OE là tia phân giác trong của ∆ODF => \(\frac{t}{d}\) = \(\frac{u}{f}\)

    OC là tia phân giác của ∆ACE => \(\frac{OC}{OA}\) = \(\frac{CE}{OE}\) hay \(\frac{x+ y}{a}\) = \(\frac{z + t}{e}\)

    OE là phân giác của ∆OCG => \(\frac{z + t}{c}\) = \(\frac{u+v }{g}\)

    OD là phân giác của ∆AOG => \(\frac{x+y+x }{a}\) = \(\frac{t+u+v }{g}\)

    OD là phân giác của ∆OBF => \(\frac{y+z}{b}\) = \(\frac{t + u}{f}\)