Hình học 8 - Chương 3 - Trường hợp đồng dạng thứ ba

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 35 trang 79 - Sách giáo khoa toán 8 tập 2. Chứng minh rằng nếu tam giác \(A'B'C'\) đồng dạng với tam giác \(ABC\) theo tỉ số \(k\) thì tỉ số của hai đường phân giác tương ứng của chúng cũng bằng \(k\).

    Giải:

    [​IMG]

    \(∆A'B'C' ∽ ∆ABC\) theo tỉ số \(k= \frac{A'B'}{AB}\)

    \( \Rightarrow \widehat {BAC} = \widehat {B'A'C'}\) (1)

    \(AD\) là phân giác góc \(\widehat {BAC}\) nên \(\widehat {BAD} = {1 \over 2}\widehat {BAC}\) (2)

    \(A'D'\) là phân giác góc \(\widehat {B'A'C'}\) nên \(\widehat {B'A'D'} = {1 \over 2}\widehat {B'A'C'}\) (3)

    Từ (1),(2) và (3) suy ra: \(\widehat{BAD}\) = \(\widehat{B'A'D'}\)

    Xét \(∆A'B'D'\) và \(∆ABD\) có:

    +) \(\widehat{B}\) = \(\widehat{B'}\)

    +) \(\widehat{BAD}\) = \(\widehat{B'A'D'}\)

    \(\Rightarrow ∆A'B'D' ∽ ∆ABD\) theo tỉ số \( \frac{A'B'}{AB}\)= \(\frac{A'D'}{AD}=k\)




    Bài 36 trang 79 - Sách giáo khoa toán 8 tập 2. Tính độ dài x của đường thẳng BD trong hình 43(Làm tròn đến chữ thập phân thứ nhất), biết rằng ABCD là hinh thang(AD // CD); AB= 12,5cm; CD= 28,5cm

    \(\widehat{DAB}\) = \(\widehat{DBC}\).

    [​IMG]

    Giải

    xét ∆ABD và ∆BDC có:

    \(\widehat{DBC}\) = \(\widehat{DBC}\)(gt)

    \(\widehat{ABD}\) = \(\widehat{BDC}\)

    => ∆ABD ∽ ∆BDC(trường hợp 3)

    => \(\frac{AB}{BD}\) = \(\frac{DB}{DC}\) => BD2 = AB.DC

    => BD = √(AB.DC) = √(12,5.8,5) => BD = 10,3 cm




    Bài 37 trang 79 - Sách giáo khoa toán 8 tập 2. Hình 44 cho biết \(\widehat{EBA}\) = \(\widehat{BDC}\).

    a) Trong hình vẽ, có bao nhiêu tam giác vuông? Hãy kể tên các tam giác đó.

    b) Cho biết AE = 10cm, AB = 15cm, BC = 12cn, Hãy tính độ dài các đoạn thẳng CD, BE, BD, ED(làm tròn đén chữ số thập phân thứ nhất).

    c) So sánh diện tích tam giác BDE với tổng diện tích hai tam giác AEB và BCD.

    [​IMG]

    Giải:

    \(\widehat{EBA}\) = \(\widehat{BDC}\).(gt) mà \(\widehat{BCD}\) + \(\widehat{CBD}\) = 900 => \(\widehat{EBA}\) + \(\widehat{CBD}\) = 900

    Vậy \(\widehat{EBD}\) = 900

    Vậy trong hình vẽ có ba tam giác vuông đó là:

    ∆ABE, ∆CBD, ∆EBD.

    b) ∆ABE và ∆CDB có:

    \(\widehat{A}\) = \(\widehat{C}\) = 900

    \(\widehat{ABE}\) = \(\widehat{CDB}\)

    => ∆ABE ∽ ∆CDB => \(\frac{AB}{CD}\) = \(\frac{AE}{CB}\)

    => CD = \(\frac{AB.CB}{AE}\) = 18 (cm)

    ∆ABE vuông tại A => BE = \(\sqrt{AE^{2}+AB^{2}}\) = \(\sqrt{10^{2}+15^{2}}\) = 21,6 (cm).

    ∆EBD vuông tại B => ED = \(\sqrt{EB^{2}+BD^{2}}\) = \(\sqrt{325+ 468}\) = 28.2 (cm)

    c) Ta có: \(S_{ABE}\) + \(S_{DBC}\) = \(\frac{1}{2}\)AE.AB + \(\frac{1}{2}\)BC.CD

    = \(\frac{1}{2}\). 10.15 + \(\frac{1}{2}\)12.18

    = 75 + 108 = 183 cm2

    \(S_{ACDE}\)= \(\frac{1}{2}\)(AE + CD).AC

    = \(\frac{1}{2}\)(10 + 18).27= 378 cm2

    => \(S_{EBD}\)= \(S_{EBD}\) - (\(S_{ABE}\) + \(S_{DBC}\)) = 378 - 183 = 195cm2

    \(S_{EBD}\)> \(S_{ABE}\) + \(S_{DBC}\)




    Bài 38 trang 79 - Sách giáo khoa toán 8 tập 2. Tính độ dài x,y của các đoạn thẳng trong hình 45.

    [​IMG]

    Giải:

    \(\widehat{ABD}\) = \(\widehat{BDE}\), lại so le trong

    => AB // DE

    => ∆ABC ∽ ∆EDC

    => \(\frac{AB}{ED}\) = \(\frac{BC}{DC}\) = \(\frac{AC}{EC}\)

    => \(\frac{3}{6}\) = \(\frac{x}{3,5}\) = \(\frac{2}{y}\)

    => x = \(\frac{3. 3,5}{6}\) = 1.75;

    y = \(\frac{6.2}{3}\) = 4




    Bài 39 trang 79 - Sách giáo khoa toán 8 tập 2. Cho hình thang ABCD(AB//CD). Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD.

    a) Chứng minh rằng OA.OD = OB.OC.

    b) Đường thẳng qua O vuông góc với AB và CD theo thứ tự tại H và K.

    Chứng minh rằng \(\frac{OH}{OK}\) = \(\frac{AB}{CD}\)

    Giải:

    [​IMG]

    a) Vì AB // CD => ∆AOB ∽ ∆COD

    => \(\frac{OA}{OC}\) = \(\frac{OB}{OD}\) => OA.OD = OC.OB

    b) ∆AOH và ∆COK có:

    \(\widehat{AHO}\) = \(\widehat{CKO}\) = 900

    \(\widehat{HOA}\) = \(\widehat{KOC}\)

    => ∆AOH ∽ ∆COK

    => \(\frac{OH}{OK}\) = \(\frac{OA}{OC}\) (1)

    mà \(\frac{OA}{OC}\) = \(\frac{AB}{CD}\) (2)

    Từ 1 và 2 => \(\frac{OH}{OK}\) = \(\frac{AB}{CD}\)




    Bài 40 trang 80 - Sách giáo khoa toán 8 tập 2. Cho tam giác ABC, trong đó AB = 15cm, AC = 20cm, Trên hai cạnh AB và AC lần lượt lấy điểm D và E sao cho AD = 8cm, AE = 6cm. Hai tam giác ABC và ADE có đồng dạng với nhau không? Vì sao?

    Giải:

    Xét ∆AED và ∆ABC có:

    \(\frac{AE}{ED}\) = \(\frac{6}{8}\) = \(\frac{3}{4}\)



    \(\frac{AB}{AC}\) = \(\frac{15}{20}\) = \(\frac{3}{4}\)

    => \(\frac{AE}{ED}\) = \(\frac{AB}{AC}\)

    Mà \(\widehat{A}\) chung

    => ∆AED ∽ ∆ABC




    Bài 41 trang 80 - Sách giáo khoa toán 8 tập 2. Tìm dấu hiệu nhận biết hai tam giác cân đồng dạng.

    Giải:

    Từ trường hợp 1 ta có:

    - Nếu cạnh bên và cạnh dáy của tam giác cân này tỉ lệ với cạnh bên và cạnh đáy của tam giác cân kia thì hai tam giác đó đồng dạng.

    Từ trường hợp 2 và 3 ta nói:

    - Nếu hai tam giác cân có một góc tương ứng bằng nhau thì hai tam giác đó đồng dạng.

    [​IMG]





    Bài 42 trang 80 - Sách giáo khoa toán 8 tập 2. So sánh các trường hợp đồng dạng của tam giác với các trường hợp bằng nhau của tam giác (nêu lên những điểm giống nhau và nhau).

    Giải:

    [​IMG]




    Bài 43 trang 80 - Sách giáo khoa toán 8 tập 2. Cho hình bình hành ABCD(h46) có độ dài các cạnh AB = 12cm, BC = 7cm. Trên cạnh AB lấy một điểm E sao cho AE = 8cm. Đường thẳng DE cắt CB kéo dài tại F,

    a) Trong hình vẽ đã cho có bao nhiêu cặp tam giác đồng dạng? hãy viết các cặp tam giác đồng dạng với nhau theo các đỉnh tương ứng.

    b) Tính độ dài đoạn EF và BF, biết rằng DE = 10cm.

    [​IMG]

    Giải:

    a) BE // DC => ∆BEF ∽ ∆CDF

    AD // BF => ∆ADE ∽ ∆BFE.

    Do đó: ∆ADE ∽ ∆CFD

    b) BE = AB - AE = 12 - 8 = 4cm

    ∆ADE ∽ ∆BFE => \(\frac{AE}{BE}\) = \(\frac{AD}{BF}\) = \(\frac{DE}{EF}\)

    => \(\frac{8}{4}\) = \(\frac{7}{BF}\) = \(\frac{10}{EF}\)

    => BF = 3,5 cm.

    EF = 5 cm.




    Bài 44 trang 80 sgk toán 8 tập 2. Cho tam giác ABC có các cạnh AB = 24 cm, AC = 28 cm. Tia phân giác của góc A cắt cạnh BC tại D. Gọi M, N theo thứ tự là hình chiếu của B và C trên đường thẳng AD.

    a)Tính tỉ số \({{BM} \over {CN}}\).

    b)Chứng minh rằng \({{AM} \over {AN}} = {{DM} \over {DN}}\) .

    Hướng dẫn làm bài:

    [​IMG]

    a) AD là đường phân giác trong ∆ABC

    =>\({{DB} \over {DC}} = {{AB} \over {AC}} = > {{DB} \over {DC}} = {{24} \over {28}} = {6 \over 7}\)

    Mà BM // CN (cùng vuông góc với AD).

    =>∆BMD ∽ ∆CND =>\({{BM} \over {CN}} = {{BD} \over {CD}}\)

    Vậy:\({{BM} \over {CN}} = {6 \over 7}\)

    b) ∆ABM và ∆CAN có: \(\widehat {BAM} = \widehat {CAN}\) (AD là phân giác \(\widehat {BAC}\) )

    \(\widehat {BMA} = \widehat {CNA} = {90^0}\)

    =>∆ABM ∽∆ACN =>\({{AM} \over {AN}} = {{AB} \over {AC}}\)

    Mà \({{AB} \over {AC}} = {{DB} \over {DC}}\) (chứng minh trên)

    Và \({{DB} \over {DC}} = {{DM} \over {DN}}\) (∆BMD ∽∆CND)

    =>\({{AM} \over {AN}} = {{DM} \over {DN}}\)




    Bài 45 trang 80 - Sách giáo khoa toán 8 tập 2. Hai tam giác ABC và DEF có \(\widehat{A}\) = \(\widehat{D}\), \(\widehat{B}\) = \(\widehat{E}\), AB = 8cm, BC = 10cm, DE= 8cm. Tính độ dài các cạnh AC, DF và EF, biết rằng cạnh AC dài hơn cạnh DF là 3cm.

    Giải:

    ∆ABC ∽ ∆DEF vì có \(\widehat{A}\) = \(\widehat{D}\), \(\widehat{B}\) = \(\widehat{E}\) nên đồng dạng.

    Vì ∆ABC ∽ ∆DEF => \(\frac{AB}{DE}\) = \(\frac{BC}{EF}\) = \(\frac{CA}{FD}\)

    Hay \(\frac{8}{6}\) = \(\frac{10}{EF}\) = \(\frac{CA}{FD}\)

    Suy ra: EF = 7,5 cm

    Vì \(\frac{8}{6}\) = \(\frac{CA}{FD}\) => \(\frac{CA}{8}\) = \(\frac{FD}{6}\) = \(\frac{CA - FD}{8-6}\) = 3/2

    => CD = \(\frac{8.3}{2}\) = 12 cm

    FD = 12 -3 = 9cm