Hình học 8 - Chương 4 - Thể tích của hình lăng trụ đứng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 27 trang 113 sgk toán lớp 8 - tập 2. Quan sát hình 47 rồi điền số thích hợp vào các ô bảng sau:

    [​IMG]

    [​IMG]

    Hướng dẫn:

    Ta có : Diện tích đáy : S = b.h

    Thể tích V = S.h1

    + Ở cột 2 : S = \(\frac{1}{2}\) b.h = \(\frac{1}{2}\) . 5.2 = 5

    V = S .h1 = 5. 8 = 40

    + Ở cột 3 : S =\(\frac{1}{2}\). b.h => h =\(\frac{2.S}{b}\) =\(\frac{2.12}{6}\)= 4

    V = S .h1 = 12.5 = 60

    + Ở cột 4: h =\(\frac{2.S}{b}\) =\(\frac{2.6}{4}\)= 3

    V = S .h1 =>h1 = \(\frac{V}{S}\) = \(\frac{12}{6}\) = 2

    + Ở cột 5: V = S .h1 =>h1 = \(\frac{V}{S}\) = \(\frac{50}{10}\) = 5

    S = \(\frac{1}{2}\) b.h = b = \(\frac{2.S}{h}\) = \(\frac{2.5}{4}\) = \(\frac{5}{2}\)

    Vậy có kết quả sau khi điền vào bảng sau là:

    [​IMG]




    Bài 28 trang 114 sgk toán lớp 8 - tập 2. Thùng đựng của một máy cắt cỏ có dạng lăng trụ đứng tam giác (h.48). Hãy tính dung tích của thùng.

    [​IMG]

    Hướng dẫn :

    Lăng trụ đứng tam giác có đáy là tam giác vuông, nên diện tích đáy là :

    S = \(\frac{1}{2}\) . 60.90 = 2700 (cm2)

    Thể tích lăng trụ V = S. h = 2700.70 = 189000 (cm3)

    Vậy dung tích của thùng là 189000 (cm3)




    Bài 29 trang 114 sgk toán lớp 8 - tập 2. Các kích thước của một bể bơi được cho trên hình 49 ( mặt nước có dạng hình chữ nhật ). Hãy tính xem bể chứa được bao nhiêu mét khối nước khi nó đầy ắp nước ?

    [​IMG]

    Hướng dẫn :

    Bể bơi được chia thành hai phần: Phần hình hộp chữ nhật với các kích thước là 10m, 25m, 2m: Phần hình lăng trụ đứng với đáy là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là 2m, 7m, chiều cao 10m.

    Thể tích hình hộp chữ nhật là :

    V = 10.25.2 = 500 (m3)

    Thể tích lăng trụ đứng tam giác :

    V = S.h = \(\frac{1}{2}\). 2.7.10 = 70(m3)

    Vậy thể tích bể bơi khi đầy ắp nước là 570 (m3)




    Bài 30 trang 114 sgk toán lớp 8 - tập 2. Các hình a, b, c (h.50) gồm một hoặc nhiều lăng trụ đứng. Hãy tính thể tích và diện tích toàn phần của chúng theo các kích thước đã cho trên hình.

    Hướng dẫn :

    [​IMG]

    Hình a là lăng trụ đứng đáy là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là 6cm, 8cm.

    Suy ra cạnh huyền là \(\sqrt{6^{2}+8^{2}}\) = \(\sqrt{36+64}\) = \(\sqrt{100}\) = 10(cm), chiều cao lăng trụ là 3cm

    Diện tích đáy : S = \(\frac{1}{2}\)6 . 8 = 24(cm2)

    Thể tích: V = S.h = 24.3 = 72(cm3)

    Diện tích xung quanh lăng trụ là:

    Sxq = 2p.h = (6 + 8 + 10).3 = 24.3 = 72 (cm2)

    Diện tích toàn phần lăng trụ là:

    Stp = Sxq + Sđ = 72 + 2.24 = 120(cm2)

    Hình b là lăng trụ đứng tam giác có ba kích thước là 6cm, 8cm, 10cm. chiều cao lăng trụ là 3cm

    Vì 62 + 82 = 36 + 64 = 100 = 102 nên đáy lăng trụ là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là 6cm, 8cm. do đó, tương tự như bài toán ở hình a. ta được : V = 72(cm2); Stp = 120(cm2)

    Hình c là hình gồm hai lăng trụ đứng: Hình lăng trụ một là hình hộp chữ nhật có các kích thước 4, 1, 3 (cm); hình lăng trụ 2 là hình hộp chữ nhật có các kích thước 1, 1, 3 (cm)

    Thể tích lăng trụ một là V1 = 4.1.3 = 12(cm3)

    Thể tích lăng trụ hai là V2 = 1.1.3 = 3 (cm3)

    Thể tích lăng trụ đã cho là

    V = V1 + V2 = 12 + 3 = 15(cm3)

    Diện tích xung quanh của lăng trụ một là:

    Sxq = 2(3 + 1).4 = 32(cm2)

    Diện tích một đáy của lăng trụ một là:

    Sđ = 3.1 = 3(cm2)

    Diện tích toàn phần của lăng trụ một là:

    Stp = Sxq + 2Sđ = 32 + 2.3 = 38(cm2)

    Diện tích xung quanh của lăng trụ hai là:

    Sxq = 2(1+ 3).1 = 8(cm2)

    Diện tích một đáy của lăng trụ hai là:

    Sđ = 3.1 = 3(cm2)

    Diện tích toàn phần của lăng trụ hai là:

    Stp = Sxq + 2Sđ = 8 + 2.3 = 14(cm2)

    Diện tích toàn phần của lăng trụ đã cho bằng tổng diện tích toàn phần của lặng trụ 1 va 2 trừ đi 2 phần diện tích chung là hình chữ nhật với cac kích thước 1cm, 3cm. do đó:

    Stp = Stp1 + Stp2 – 2.S

    = 38 + 14 = 2.3.1 = 46 (cm2)




    Bài 31 trang 114 sgk toán lớp 8 - tập 2. Điền số thích hợp vào các ô trống ở bảng sau:

    [​IMG]

    Hướng dẫn:

    Ta có: S = \(\frac{1}{2}\)a.h

    => h = \(\frac{2S}{a}\) và a = \(\frac{2S}{h}\)

    V = S.h1

    => S = \(\frac{V}{h_{1}}\) và h1 = \(\frac{V}{S}\)

    Lăng trụ 1 : h = \(\frac{2S}{a}\) = \(\frac{2.6}{3}\) = 4(cm)

    V = S.h = 6.4 = 24(cm3 )

    Lăng trụ 2: S = \(\frac{V}{h_{1}}\) = \(\frac{49}{7}\) = 7(cm2)

    h = \(\frac{2S}{a}\) = \(\frac{2.7}{5}\) = \(\frac{14}{5}\)(cm)

    Lăng trụ 3: Ta có 0,045l = 0,045dm3 = 45(cm3)

    h1 = \(\frac{V}{S}\) = \(\frac{45}{15}\) = 3(cm)

    a = \(\frac{2S}{h}\) = \(\frac{2.15}{3}\) = 10 (cm)

    Điền vào bảng, ta được kết quả sau:

    [​IMG]





    Bài 32 trang 114 sgk toán lớp 8 - tập 2. Hình 51.b biểu diễn một lưỡi rìu bằng sắt, nó có dạng một lăng trụ đứng, BDC là một tam giác cân.

    Hãy vẽ thêm nét khuất, điền thêm chữ vào các đỉnh rồi cho biết

    a)AB song song với những cạnh nào?

    b)Tính thể tích lưỡi rìu?

    c) Tính khối lượng của lưỡi rìu, biết khối lượng riêng của sắt là 7,874 kg/dm3 (phần cán gỗ bên trong lưỡi rìu là không đáng kể).

    [​IMG]

    Hướng dẫn:

    a) Vẽ thêm nét khuất, ta được hình bên. Cạnh AB song song với những cạnh FC, ED.

    [​IMG]

    b) Diện tích đáy S = \(\frac{1}{2}\) . 4 .10 = 20 (cm2)

    Thể tích lưỡi rìu:

    V = S . h = 20 . 8 = 160(cm3)

    c) Khối lượng của lưỡi rìu:

    M = D . V = 7,784 . 0,16 = 1,245 kg

    => V = 160(cm3) = 0,16(dm3)

    D = 7,7784 (kg/dm3)




    Bài 33 trang 115 sgk toán lớp 8 - tập 2. Hình 52 là một lăng trụ đứng, đáy là hình thang vuông.

    [​IMG]

    Hãy kể tên:

    a) Các cạnh song song với cạnh AD

    b) Cạnh song song với AB

    c) Các đường thẳng song song với mặt phẳng (EFGH).

    d) Các đường thẳng song song với mặt phẳng (DCGH)

    Hướng dẫn:

    a) Các cạnh song song với cạnh AD là: EH, BC, FG.

    b) Cạnh song song với AB là EF

    c) Các đường thẳng song song với mặt phẳng (EFGH) là : AD, BC, AB, CD.

    d) Các đường thẳng song song với mặt phẳng (DCGH): không có




    Bài 34 trang 115 sgk toán lớp 8 - tập 2. Tính thể tích của hộp xà phòng và hộp sô – cô – la trên hình 53, biết:

    a) Diện tích đáy hộp xà phòng là 28cm2

    b) Diện tích tam giác ABC ở hình 114b là 12cm2

    [​IMG]

    Hướng dẫn:

    a) Thể tích hộp xà phòng là:

    V = S.h = 28.8 = 224 (cm3)

    b) Thể tích của hộp sô – cô – la là :

    V = S. h = 12.9 = 108 (cm3)




    Bài 35 trang 115 sgk toán lớp 8 - tập 2. Đáy của một lăng trụ đứng là tứ giác, các kích thước cho theo hình 54. Biết chiều cao của lăng trụ là 10cm. Hãy tính thể tích của nó.

    [​IMG]

    Hướng dẫn :

    Diện tích đáy của lăng trụ là diện tích của tứ giác ABCD

    Ta có :

    SABCD = SABC + SADC

    = \(\frac{1}{2}\) .AC.BH + \(\frac{1}{2}\) AC. DK

    = \(\frac{1}{2}\).8.3 + \(\frac{1}{2}\). 8.4 = 12 + 16 = 28(cm2)

    Thể tích của lăng trụ là :

    V = S.h = 28.10 = 280 (cm3)