Hình học 9 Ôn tập chương Hình trụ - Hình nón - Hình cầu

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    Kiến thức cần nhớ
    1. Hình trụ
    [​IMG]

    a. Diện tích xung quanh hình trụ

    Với bán kính đáy r và chiều cao h, ta có:

    Diện tích xung quanh: \(S_{xq}=2\pi rh\)

    Diện tích toàn phần: \(S_{tp}=2\pi rh+2\pi r^2\)

    b. Thể tích hình trụ

    Thể tích hình trụ được cho bởi công thức: \(V=Sh=\pi r^2h\)

    2. Hình nón
    [​IMG]

    a. Diện tích xung quanh của hình nón

    Công thức: \(S_{xq}=\pi rl\)

    Trong đó: r là bán kính của đáy; l là độ dài đường sinh

    Vậy ta suy ra công thức diện tích toàn phần:

    \(S_{tp}=S_{xq}+S_{day}=\pi rl+\pi r^2\)

    b. Thể tích hình nón

    Bằng thực nghiệm, ta có thể tích hình nón là: \(V=\frac{1}{3}\pi r^2h\)

    3. Hình nón cụt
    [​IMG]

    Diện tích xung quanh và thể tích hình nón cụt

    [​IMG]

    Ta có các công thức sau:

    \(S_{xq}=\pi (r_1+r_2)l\)

    \(V=\frac{1}{3}\pi h(r_{1}^{2}+r_{2}^{2}+r_1r_2)\)

    3. Hình cầu
    [​IMG]

    a. Diện tích mặt cầu

    Nhắc lại kiến thức đã học ở lớp dưới, ta có công thức sau:

    \(S=4\pi R^2=\pi d^2\) (với R là bán kính, d là đường kính của mặt cầu)

    b. Thể tích mặt cầu

    [​IMG]

    Công thức tính thể tích mặt cầu:

    \(V=\frac{4}{3}\pi R^3\)


    Bài tập minh họa
    Bài tập trọng tâm
    Bài 1: Hình trụ có chu vi đường tròn là \(20\pi cm\), chiều cao là \(4cm\). Thể tích hình trụ là:

    Hướng dẫn: Từ chu vi của đường tròn, ta suy ra \(R=10 cm\); Vậy Thể tích là \(V=\pi R^2h=\pi.10^2.4=400 \pi (cm^3)\)

    Bài 2:

    Cho hình vẽ:

    [​IMG]

    Cho biết \(OB=5cm, AB=13cm\). Thể tích của hình nón trên là:

    Hướng dẫn:

    Bằng định lí Pytago, ta suy ra được \(OA=\sqrt{AB^2-OB^2}=12cm\)

    Vậy \(V=\frac{1}{3}.OA.\pi.OB^2=\frac{1}{3}.12.5^2.\pi=100 \pi(cm^3)\)

    Bài 3: Diện tích xung quanh của hình nón cụt có bán kính đáy lớn đáy nhỏ lần lượt là \(14cm, 8cm\) và có đường sinh bằng \(9cm\) là:

    Hướng dẫn: \(S_{xq}=\pi(R+r)l=\pi(14+8).9=198\pi (cm^2)\)

    Bài 4: Mô tả hình bên được tạo nên bởi một hình nón có đường sinh là \(13cm\), bán kính là \(5cm\) và một nửa mặt cầu. Hãy tính thể tích khối hình.

    [​IMG]

    Hướng dẫn:

    Dễ dàng tính được đường cao của hình nón bằng định lí Pytago: \(h=\sqrt{13^2-5^2}=12cm\)

    Vậy thể tích của hình nón là: \(V_{non}=\frac{1}{3}\pi R^2h=\frac{1}{3}\pi.5^2.12=100\pi (cm^3)\)

    Thể tích nửa mặt cầu là: \(V_(nuacau)=\frac{2}{3}\pi R^3=\frac{2}{3}\pi.5^3=\frac{250}{3}\pi(cm^3)\)

    Vậy thể tích khối hình là \(100\pi+\frac{250}{3}\pi=\frac{550}{3} \pi(cm^3)\)