Hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh Bài làm: Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của tâm hồn luôn khao khát tình yêu, trân trọng và nâng niu, chăm chút cho hạnh phúc bình dị đời thường. Chị được xem là một trong số ít thi sĩ viết thơ tình hay nhất trong nền thơ sau năm 1975. Tình yêu trong thơ chị vừa nồng nhiệt, vừa táo bạo, vừa tha thiết, say đắm, dịu dàng, vừa hồn nhiên giàu trực cảm và lắng sâu những trải nghiệm suy tư. "Sóng" là bài thơ đặc sắc về tình yêu của Xuân Quỳnh. Nhà thơ mượn hình tượng sóng để diễn tả cảm xúc, tâm trạng và những khao khát chân thành, mãnh liệt của người phụ nữ đang yêu. Trong bài thơ sóng là hình tượng ẩn dụ bao trùm, xuyên suốt bài thơ. Sóng và em luôn sóng đôi, đó là sự chuyển hóa của cái tôi trữ tình, cộng hưởng, đàn hòa, soi chiếu để diễn tả những cung bậc, trạng thái phong phú, phức tạp của người phụ nữ đang yêu. Hình tượng sống là một tìm tòi độc đáo của Xuân Quỳnh tạo nên giá trị độc đáo cho bài thơ. Nếu như Xuân Diệu mượn hình tượng biển để nói về tình yêu thì Xuân Quỳnh mượn hình tượng sóng để diễn tả tâm trạng, cảm xúc của người phụ nữ đang yêu. Hình tượng được khác họa cụ thể, sống động và toàn vẹn qua mạch kết nối các khổ thơ. Sóng liên tục được khám phá, phát hiện ý nghĩa, những liên tưởng về biển, sóng cùng những câu hỏi liên tiếp được đặt ra diễn tả thật tinh tế, sâu sắc trạng thái của con sóng hay cũng chính của lòng người, cứ xôn xao, triền miên, vô tận, tràn đầy những khao khát yêu đương và hạnh phúc đôi lứa. Hình tượng sóng được gọi ra từ những âm điệu của những con sóng trên biển cả, liên tiếp, triền miên, vô hồi vô hạn; khi dào dạt sôi nổi lúc dịu êm sâu lắng, lúc dữ dội thét gào….Người đọc bị cuốn hút, bị ảnh hưởng bởi độ ngân vang của từ ngữ, nhịp điệu câu thơ. Song âm điệu của bài thơ không đơn giản là âm điệu của con sóng biển mà là hình ảnh ẩn dụ của con sóng lòng nhiều cung bậc, nhiều sắc thái cảm xúc của người phụ nữ trong tình yêu. Xuân Quỳnh mượn hình tượng sóng biển để biểu lộ nhịp lòng mình, nhịp của con tim dang rung lên đồng điệu cùng nhịp sóng, đang bùng cháy mãnh liệt những khao khát tình yêu không bao giờ yêu định. Âm điệu và cảm xúc ấy được tạo nên từ thể thơ năm chữ và phương thức tổ chức ngôn ngữ hình ảnh. Thể thơ năm chữ cùng sự linh hoạt, phóng túng khi ngắt nhịp, phối âm đã gọi lên thật ấn tượng nhịp sóng biển, và nhịp sóng lòng đồng điệu, tha thiết, sôi nổi, mãnh liệt. Nếu sóng là em, bờ là anh thì khát vọng của sóng là luôn hướng vào bờ, tìm về nơi nương tựa của cuộc đời. Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh rút ra một triết lý rằng: quy luật của tự nhiên cũng như quy luật của cuộc đời, nó không thể nào khác được. Xuân Quỳnh vẫn luôn khát khao tìm về bến đỗ của đời mình như con sóng kia dù còn vô vàn khó khăn, cách trở. Đó là khát vọng của một trái tim muốn được sống mãi, yêu mãi và yêu mãnh liệt: "Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh ngay cả khi chết đi rồi" (Tự hát)