Hóa học 10 Bài 1: Thành phần nguyên tử

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    I Thành phần cấu tạo của nguyên tử

    1.Electron

    a. Sự tìm ra electron
    • Năm 1897, J.J. Thomson (Tôm-xơn, người Anh ) đã tìm ra tia âm cực gồm những hạt nhỏ gọi là electron(e).
    [​IMG]
    Hình 1: Sơ đồ thí nghiệm của Tôm-xơn phát hiện ra tia âm cực​
    Kết luận:
    • Tia âm cực là chùm hạt vật chất có khối lượng và chuyển động với vận tốc rất lớn.
    • Tia âm cực là chùm hạt mang điện âm,phát ra từ cực âm ,các hạt tạo thành tia âm cực được gọi là các electron (ký hiệu là e).
    • Electron có mặt ở mọi chất, electron tạo nên lớp vỏ nguyên tử của mọi nguyên tố hóa học.
    • Tia âm cực bị lệch trong từ trường và mang điện tích âm.
    b, Khối lượng, điện tích electron
    • me = 9,1094.10-31kg.
    • qe = -1,602.10-19 C (coulomb) = -1 (đvđt âm, kí hiệu là – e0).
    2. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử

    • Năm 1911, nhà vật lí người Anh Rutherford và các cộng sự cho các hạt a bắn phá một lá vàng mỏng.
    • Từ đó nhận thấy nguyên tử có đặc điểm:
      • Cấu tạo rỗng
      • Chứa phần mang điện tích dương, được gọi là hạt nhân
      • Kích thước của hạt nhân rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử
    • Các em chú ý quan sát mô phỏng thí nghiệm tìm ra electron trong đoạn phim sau đây:

    Video 1: Thí nghiệm phát hiện ra hạt nhân nguyên tử​
    • Kết luận:
      • Nguyên tử cấu tạo gồm hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử (chứa các electron).
      • Do nguyên tử trung hòa về điện nên số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng đúng số electron quay xung quanh hạt nhân.
      • Khối lượng nguyên tử xấp xỉ khối lượng hạt nhân.
    3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử

    a. Sự tìm ra hạt proton.
    • Năm 1918, hạt proton được tìm ra có:
      • Khối lượng: mp = 1,6726.10-27 kg
      • Điện tích: qp = + 1,6.10-19 C = e0
    • Hạt proton là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. Quy ước: 1+
    b) Sự tìm ra hạt nơtron
    • Năm 1932, Chadwick tìm ra hạt nơtron có:
      • Khối lượng: mn \(\approx\) mp = 1,6748.10-27 kg
      • Điện tích: qn = 0
    • Hạt notron là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.
    II. Kích thước và khối lượng nguyên tử

    1. Kích thước

    • Để biểu thị kích thước nguyên tử người ta dùng đơn vị nanomet(nm) hay angstrom Å
    • 1 nm = 10-9m ; 1 Å = 10-10m ; 1nm = 10Å
    • Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử Hidro có bán kính khoảng 0,053 nm
    • Đường kính của hạt nhân nguyên tử còn nhỏ hơn (vào khoảng 10-5 nm)
    • Đường kính của electron và proton còn nhỏ hơn nhiều ( vào khoảng 10-8 nm)
    2. Khối lượng nguyên tử

    • Do khối lượng thật của 1 nguyên tử quá bé, người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử u (đvC).
    • 1 u = 1/12 khối lượng 1 nguyên tử đồng vị cacbon 12 = 1,6605.10-27kg.
    • m nguyên tử = mP + mN (Bỏ qua me)
    [​IMG]
    Hình 2: Khối lượng và điện tích của các hạt tạo nên nguyên tử
    Bài tập minh họa

    Bài 1:

    Bán kính nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử Fe lần lượt là 1,28 Ăngstrong và 56 g/mol .Tính khối lượng riêng của Fe, biết rằng trong tinh thể, các nguyên tử Fe chiếm 74% thể tích, phần còn lại là rỗng.
    Hướng dẫn:

    Đổi 1,28 Ăngstrong = 1,28.10-8 cm

    Khối lượng 1 nguyên tử Fe = m = 56 / (6,02.1023) gam

    Thể tích 1 nguyên tử Fe = V = 4/3 . \(\pi\) . (1,28.10-8)3 cm3

    ⇒ d = m / V = 10,59 gam / cm3

    Vì Fe chỉ chiếm 74% thể tích tinh thể nên khối lượng riêng thật sự của Fe = 10,59 . 0,74 = 7,84 gam / cm3
    Bài 2:

    Nguyên tử Au có bán kính và khối lượng mol nguyên tử lần lượt là 1,44A và 197 g/mol. biết khối lượng riêng của Au là 19,36g /cm3 Hỏi các nguyên tử Au chiếm bao nhiêu phần trăm trong tinh thể?
    Hướng dẫn:

    Đổi 1,44 Ăngstrong = 1,44.10-8 cm

    Khối lượng 1 nguyên tử Au = m = 197 / (6,02.1023) gam

    Thể tích 1 nguyên tử Au = V = 4/3 . π . (1,44.10-8)3 cm3

    ⇒ d = m / V = 26,179 g / cm3

    Gọi x phần trăm thể tích nguyên tử Au chiếm chỗ, khối lương riêng của Au = 19,36

    ⇒ 26,179x = 19,36 = 0,7395 = 73,95%