Hóa học 10 Bài 16: Luyện tập Liên kết hóa học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị

    [​IMG]

    2. So sánh tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử

    Tinh thể ionTinh thể nguyên tửTinh thể phân tử
    Khái niệmCác cation và anion được phân bố luân phiên đều đặn ở các điểm nút của mạng tinh thể ionỞ các điểm nút mạng tinh thể nguyên tử là những nguyên tửỞ các điểm nút của mạng tinh thể phân tử là các phân tử
    Lực liên kếtCác ion mang điện tích trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, lực này lớn.Các nguyên tử liên kết với nhau bằng lực liên kết cộng hóa trị. Lực này rất lớn.Các phân tử liên kết với nhau bằng lực hút giữa các phân tử, yếu hơn nhiều lực hút tĩnh điện giữa các ion và lực liên kết cộng hóa trị
    Đặc tínhBền, khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảyBền, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơiKhông bền, dễ nóng chảy, dễ bay hơi
    Bài tập minh họa

    Bài 1:

    Dựa vào giá trị hiệu độ âm điện của 2 nguyên tử, hãy xác định loại liên kết trong các phân tử sau:
    Phân tửHiệu độ âm điệnLoại liên kết
    H2S
    NH3
    CaS
    H2O
    BaF2
    Cl2
    Cho biết giá trị độ âm điện của các nguyên tố như sau:
    CaBaHSNClOF
    1,00,892,22,583,043,163,443,98
    Hướng dẫn:

    Phân tửHiệu độ âm điệnLoại liên kết
    H2S2,58 – 2,2 = 0,38 <0,4Liên kết cộng hóa trị không cực
    NH33,04 - 2,2 = 0,84 > 0,4Liên kết cộng hóa trị có cực
    CaS2,58 – 1,0 = 1,58 >0,4Liên kết cộng hóa trị có cực
    H2O3,44 – 2,2 = 1,24 >0,4Liên kết cộng hóa trị có cực
    BaF23,98 –0,89 =3,09 >1,7Liên kết ion
    Cl20Liên kết cộng hóa trị không cực
    Bài 2:

    Xác định số oxi hóa của nguyên tố trung tâm trong các hợp chất sau: HNO3, H2S, NaNO3, K2SO4, KMnO4, K2Cr2O7
    Hướng dẫn:

    HNO3: N có số oxi hóa là +5
    H2S: S có số oxi hóa là -2
    NaNO3: N có số oxi hóa là +5
    K2SO4: S có số oxi hóa là +6
    KMnO4: Mn có số oxi hóa là +7
    K2Cr2O7: Cr có số oxi hóa là +6