Hóa học 10 Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa

    1.1. Phản ứng hóa hợp

    • Ví dụ 1: \(2\mathop {{H_2}}\limits^0 + \mathop {{O_2}}\limits^0 \to 2\mathop {{H_2}}\limits^{ + 1} \mathop O\limits^{ - 2}\)
      • Số oxh của hiđro tăng từ 0 → +1
      • Số oxh của oxi giảm từ 0 → -2
    • Ví dụ 2: \(\mathop {Ca}\limits^{ + 2} \mathop O\limits^{ - 2} + \mathop C\limits^{ + 4} \mathop {{O_2}}\limits^{ - 2} \to \mathop {Ca}\limits^{ + 2} \mathop C\limits^{ + 4} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2}\)
      • Số oxh của các nguyên tố không thay đổi.
    • Nhận xét: Trong phản ứng hóa hợp, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
    1.2. Phản ứng phân hủy

    • Ví dụ 1: \(2K\mathop {Cl}\limits^{ + 5} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} \to 2K\mathop {Cl}\limits^{ - 1} + 3\mathop {{O_2}}\limits^0\)
      • Số oxh của Oxi tăng từ -2 lên 0;
      • Số oxi hóa của clo giảm từ +5 xuống -1
    • Ví dụ 2: \(\mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(\mathop O\limits^{ - 2} \mathop H\limits^{ + 1} )_2} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} \mathop O\limits^{ - 2} + \mathop {{H_2}}\limits^{ + 1} \mathop O\limits^{ - 2}\)
      • Số oxi hóa của các nguyên tố không thay đổi.
    • Nhận xét: Trong phản ứng phân hủy, số oxh của có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
    1.3. Phản ứng thế

    • Ví dụ 1: \(\mathop {Cu}\limits^0 + 2\mathop {Ag}\limits^{ + 1} N{O_3} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(N{O_3})_2} + 2\mathop {Ag \downarrow }\limits^0 \)
      • Số oxh của đồng tăng từ 0 lên +2;
      • Số oxh của H giảm từ +1 xuống 0.
    • Ví dụ 2: \(\mathop {Zn}\limits^0 + 2\mathop H\limits^{ + 1} Cl \to \mathop {Zn}\limits^{ + 2} C{l_2} + \mathop {{H_2}}\limits^0 \uparrow\)
      • Số oxh của tất của Zn kẽm tăng lên từ 0 lên +2;
      • Số oxh của hiđro giảm từ +1 xuống 0.
    • Nhận xét: Trong hóa học vô cơ, phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố. Nên phản ứng thế luôn là phản ứng oxi hóa khử.
    1.4. Phản ứng trao đổi

    • Ví dụ 1: \(\mathop {Ag}\limits^{ + 1} \mathop N\limits^{ + 5} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} + \mathop {Na}\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ - 1} \to \mathop {Ag}\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ - 1} \downarrow + \mathop {Na}\limits^{ + 1} \mathop N\limits^{ + 5} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2}\)
      • Số oxi hóa của tất cả của tất cả các nguyên tố không thay đổi.
    • Ví dụ 2: \(2\mathop {Na}\limits^{ + 1} \mathop O\limits^{ - 2} \mathop H\limits^{ + 1} + \mathop {Cu}\limits^{ + 2} \mathop {C{l_2}}\limits^{ - 1} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(\mathop O\limits^{ - 2} \mathop H\limits^{ + 1} )_2} \downarrow + 2\mathop {Na}\limits^{ + 1} \mathop {Cl}\limits^{ - 1} \)
      • Số oxh của tất cả các nguyên tố không thay đổi.
    • Nhận xét: Trong phản ứng trao đổi số oxi hóa của tất cả các nguyên tố không thay đổi.
    2. Kết luận

    Dựa vào sự thay đổi số oxh, có thể chia pứ hóa học thành 2 loại:
    • Phản ứng có sự thay đổi số oxh là phản ứng oxh-khử.
    • Phản ứng hóa học không có sự thay đổi số oxh, không phải là phản ứng oxh – khử.