Tóm tắt lý thuyết 1. Khái niệm về Chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa Chất khử: Chất nhường e → Số oxi hoá tăng Chất oxi hoá: Chất nhận e → Số oxi hoá giảm Sự khử: Sự nhận e → Làm giảm số oxi hoá Sự oxi hoá: Sự nhường e → Làm tăng số oxi hoá 2. Mối quan hệ giữa sự khử và sự oxi hóa Sự khử và sự oxi hoá luôn xảy ra đồng thời → Đó là phản ứng oxi hoá khử 3. Định nghĩa về phản ứng oxi hóa khử Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng, hay phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố. 4. Phân loại phản ứng hóa học vô cơ Dựa vào số oxi hoá, phản ứng hoá học chia làm 2 loại: Phản ứng oxi hoá khử và phản ứng không thuộc loại phản ứng oxi hoá khử Bài tập minh họa Bài 1: Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa khử sau đây: a) Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe b) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O c) FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2 d) KClO3 → KCl + O2 e) Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O Hướng dẫn: a) 8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe b) 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 +2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O c) 4FeS2 +11 O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 d) 2KClO3 → 2KCl + 3O2 e) 3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O