Hóa học 10 Bài 23: Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    A-Hidro clorua - Axit clohidric

    1. Hydroclorua


    1.1. Cấu tạo phân tử

    • Cặp electron bị lệch về phía clo vì clo có độ âm điện lớn hơn hydro.
    • Công thức electron:
      [​IMG]
    1.2. Tính chất

    • Hyđroclorua là chất khí, không màu, tan nhiều trong nước (1lít nước hòa tan 500 lít HCl)
    • Hyđroclorua nặng hơn không khí
    • Khí HCl không làm quì tim (khô) hóa đỏ
    • Khí HCl không tác dụng với CaCO3,...

    Video 1: Khí HCl tan trong nước​
    • Lí giải vì sao nước lại phun vào bình là do khí Hidroclorua tan nhiều trong nước tạo ra sự giảm mạnh áp suất trong bình, áp suất của khí quyển đẩy nước vào thế chỗ khí HCl đã hòa tan.
    • Dung dịch thu được là axit nên làm dung dịch quỳ tím ngả sang màu đỏ. Vậy, khí HCl tan rất nhiều trong nước. Người ta xác định được ở 200C, một thể tích nước có thể hòa tan tới gần 500 thể tích khí HCl.
    2. Axit clohiđric

    2.1. Tính chất vật lí

    • Axit clohiđric là chất lỏng không màu, mùi xốc.
    • HCl đặc C% ≈ 37% và D = 1,19(g/ml)
    • HCl đặc bốc khối trong không khí ẩm.
    2.2. Tính chất hóa học

    • Axit clohiđric là axit mạnh có đầy đủ tính chất của một axit: là làm đổi màu quỳ, tác dụng với kim loại đứng trước Hidro, tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo muối + nước và tác dụng được với muối.
    Ví dụ:
    2HCl + Fe → FeCl2 + H2
    2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
    2HCl + Fe(OH)2 → FeCl2 + H2O
    2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O
    HCl + AgNO3 → HNO3 + AgCl
    • Axit clohiđric có tính khử:
    Do trong phân tử HCl, nguyên tố clo có số oxi hóa thấp nhất (-1). Khi dung dịch HCl đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4... thì HCl bị oxi hóa thành Cl2.
    Ví dụ:
    \(\mathop {Pb}\limits^{ + 4} {O_2} + {\rm{ }}4H\mathop {Cl}\limits^{ - 1} \to \mathop {Pb}\limits^{ + 2} C{l_2} + {\rm{ }}\mathop {C{l_2}}\limits^0 + {\rm{ }}2{H_2}O\)
    \(\mathop {Mn}\limits^{ + 4} {O_2} + H\mathop {Cl}\limits^{ - 1} \to \mathop {Mn}\limits^{ + 2} C{l_2} + \mathop {C{l_2}}\limits^0 + 2{H_2}O\)
    2.3. Điều chế
    2.3.1. Trong phòng thí nghiệm
    NaCl + H2SO4 $\overset{t^0 < 250^0}{\rightarrow}$ NaHSO4 + HCl
    NaCl + H2SO4 $\overset{t^0 > 400^0}{\rightarrow}$ Na2SO4 + 2HCl


    Video 2: Điều chế HCl​
    2.3.2. Trong công nghiệp
    • Trong công nghiêp (phương pháp tổng hợp) đốt Cl2 và H2 lấy từ phương trình điện phân dung dịch NaCl
    H2 + Cl2 → 2HCl
    NaCl + H2SO4 $\overset{t^0 > 400^0}{\rightarrow}$ Na2SO4 + 2HCl
    [​IMG]
    Hình 1: Sơ đồ thiết bị sản xuất HCl trong công nghiệp​
    • Clo hóa các hợp chất hữu cơ đặc biệt là hyđrocacbon.
    C2H6 + Cl2 → C2H5Cl + HCl
    B. Muối clorua và nhận biết muối clorua

    1. Một số muối clorua


    • Ví dụ:
    NaCl: làm muối ăn
    ZnCl2: dùng làm chất chống mục;
    BaCl2: thuốc trừ sâu;
    KCl: phân bón;
    • Đa số các muối clorua tan nhiều trong nước, trừ AgCl không tan, ít tan:CuCl, PbCl2
    • Ứng dụng quan trọng nhất là muối NaCl. Ngoài việc làm muối ăn và bảo quản thực phẩm, NaCl còn là nguyên liệu quan trọng đối với ngành công nghiệp hóa chất để điều chế Cl2, H2, NaOH, nước Javen...
    2.Nhận biết ion clorua
    • Thuốc thử: dd AgNO3
    • Phương pháp: cho vài giọt dd AgNO3 vào dung dịch cần phân biệt nếu có thấy xuất hiện kết tủa không tan trong axit mạnh → HCl hoặc muối clorua.
    AgNO3 + HCl → AgCl ↓+ HNO3
    AgNO3 + NaCl → AgCl ↓ + NaNO3


    Video 3: Nhận biết ion Clorua (Cl-)​
    Bài tập minh họa

    Bài 1:

    Ngâm một lá kim loại X có khối lượng 32 gam trong dung dịch HCl, sau khi thu được 2,24 lít khí (đktc) khối lượng lá kim loại đã giảm đi 7,5% so với ban đầu. X là kim loại nào trong các kim loại sau đây?
    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học:
    X + n HCl → XCln + n/2 H2
    0,2/n ← 0,1
    => m X pư = 75% m X bđ = 75%. 32 = 2,4 gam
    => M X = 2,4n : 0,2 = 12n
    X là Magie
    Bài 2:

    Cho m gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít H2 (đktc) và 2,0 gam kim loại không tan. Giá trị của m là:
    Hướng dẫn:

    Cu không phản ứng với dung dịch HCl. 2 gam chất rắn không tan chính là khối lượng của Cu.
    Số mol khí H2 thoát ra là do phản ứng của Zn với HCl. Nhận thấy số e trao đổi bằng nhau nên
    \({n_{Zn}} = {n_{{H_2}}} = \frac{{4,48}}{{22,4}} = 0,2 \Rightarrow {m_{Zn}} = 0,2.65 = 13(gam)\)
    Gía trị m = 2 + 13 = 15 ( gam)
    Bài 3:

    Cho 18,6 gam hỗn hợp Fe và Zn vào 500 ml dung dịch HCl x mol/l. Sau phản ứng hoàn toàn cô cạn được 34,575 gam chất rắn. Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với 800 ml dung dịch HCl x mol/l cô cạn thu được 39,9 gam chất rắn. Giá trị của x và khối lượng của Fe trong hỗn hợp là:
    Hướng dẫn:

    Khối lượng chất rắn tăng = mCl đi vào muối
    Vì khi tăng HCl thì khối lượng chất rắn tăng ⇒ thí nghiệm đầu chắc chắn kim loại dư
    ⇒ 34,575 – 18,6 = 35,5.0,5x ⇒ x = 0,9
    ⇒ nCl muối sau = 0,6 mol < nHCl sau = 0,72 mol ⇒ HCl dư
    ⇒ nFe + nZn = ½ nCl muối = 0,3 mol và 56nFe + 65nZn = 18,6g
    ⇒ nFe = 0,1 ⇒ mFe = 5,6g