Hóa học 10 Bài 37: Bài thực hành số 6 Tốc độ phản ứng hóa học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Nội dung ôn tập

    a. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

    Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
    b. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

    Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
    c. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng

    Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
    2. Kĩ năng thí nghiệm

    • Khi tiến hành các thí nghiệm liên quan đến tốc độ phản ứng hóa học cần chú ý tiến hành đồng đều ở cả 2 cốc thủy tinh. Thả viên kẽm cùng lúc, chú ý thể tích dung dịch cũng phải bằng nhau.
    • Thí nghiệm có sử dụng đèn cồn để cung cấp nhiệt độ thì nên để cốc lên trên kiềng 3 chân, có lót tấm lưới Amiăng ở đáy cốc để tránh sự tụ nhiệt ở đáy cốc gây vỡ, nứt cốc thủy tinh chứa hóa chất, gây nguy hiểm.
    3. Chuẩn bị Dụng cụ - Hóa chất thí nghiệm

    • Dụng cụ: Cốc thủy tinh, ống nhỏ giọt, đèn cồn, diêm, kiềng 3 chân, lưới Amiăng
    • Hóa chất: Kẽm viên, kẽm bột, axit HCl, H2SO4 , bình đựng nước cất.
    • Lưu ý: Nếu sử dụng ống nghiệm thay vì cốc thì cần thêm kẹp và khay đựng ống nghiệm.
    [​IMG]
    Bài tập minh họa

    1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

    a) Chuẩn bị Dụng cụ - Hóa chất thí nghiệm:
    • Dụng cụ: Ống nghiệm thủy tinh, ống nhỏ giọt, khay đựng ống nghiệm
    • Hóa chất: Kẽm viên, axit HCl
    • Lưu ý: Nếu sử dụng ống nghiệm thay vì cốc thì cần thêm kẹp và khay đựng ống nghiệm.
    b) Cách tiến hành:
    • Bước 1:
      • Ống (1) chứa 3 ml dung dịch HCl nồng độ 18%
      • Ống (2) chứa 3 ml dung dịch HCl nồng độ 6%
    • Bước 2: Cho đồng thời hai hạt Zn có kích cỡ giống nhau vào hai ống nghiệm
    c) Hiện tượng:
    Khi cho đồng thời vào mỗi ống nghiệm 1 viên Zn, ở ống nghiệm có nồng độ dung dịch HCl đặc hơn có lượng khí thoát ra nhiều hơn.
    d) Giải thích: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
    ⇒ Khi tăng nồng độ của chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng
    2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

    a) Chuẩn bị Dụng cụ - Hóa chất thí nghiệm:
    • Dụng cụ: Cốc thủy tinh, ống nhỏ giọt, đèn cồn, diêm, kiềng 3 chân, lưới Amiăng
    • Hóa chất: Kẽm viên, H2SO4
    b) Cách tiến hành:
    • Bước 1:
      • Ống (1) chứa 3 ml dung dịch H2SO4 nồng độ 15%, có đun nóng
      • Ống (2) chứa 3 ml dung dịch H2SO4 nồng độ 15%
    • Bước 2: Cho đồng thời hai hạt Zn có kích cỡ giống nhau vào hai ống nghiệm.
    c) Hiện tượng:
    Khi cho đồng thời vào mỗi ống nghiệm Zn viên, ở ống nghiệm (1) có nhiệt độ cao hơn có lượng khí thoát ra nhiều hơn ở ống (2)
    d) Giải thích: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
    ⇒ Khi tăng nhiệt độ của phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng
    3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng

    a) Chuẩn bị Dụng cụ - Hóa chất thí nghiệm:
    • Dụng cụ: Cốc thủy tinh, ống nhỏ giọt
    • Hóa chất: Kẽm viên, kẽm bột, axit H2SO4
    b) Cách tiến hành:
    • Bước 1:
      • Ống (1) chứa 3 ml dung dịch H2SO4 nồng độ 15%
      • Ống (2) chứa 3 ml dung dịch H2SO4 nồng độ 15%
    • Bước 2: Cho đồng thời hai hạt Zn bột vào ống (1), Zn viên vào ống (2)
    c) Hiện tượng:
    Khi cho đồng thời vào mỗi ống nghiệm 1 mẫu Zn có kích thước khác nhau, ở ống nghiệm dùng Zn bột (ống 1) có lượng khí thoát ra nhiều hơn so với ống nghiệm (2) dùng kẽm viên.
    d) Giải thích: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
    ⇒ Khi tăng diện tích tiếp xúc bề mặt của chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng