Hóa học 11 Bài 2 Axit, bazơ và muối

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Axit

    a. Định nghĩa

    • Theo thuyết Areniut axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
    • Ví dụ:
    HCl → H+ + Cl-
    HNO3 → H+ + NO3-
    H2SO4 → H+ + HSO4-
    CH3COOH \(\rightleftarrows\) H+ + CH3COO-
    b. Axit nhiều nấc

    • Những axit phân li nhiều nấc ra nhiều cation H+ gọi là axit nhiều nấc, những axit chỉ phân li một nấc gọi là axit một nấc.
    • Ví dụ:
    H3PO4 \(\rightleftarrows\) H+ + H2PO4-
    H2PO4- \(\rightleftarrows\) H+ + HPO42-
    HPO4- \(\rightleftarrows\) H+ + PO43-
    2. Bazơ

    • Theo thuyết Areniut bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
    • Ví dụ:
    NaOH → Na+ + OH-
    KOH → K+ + OH-
    Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH-
    3. Hidroxit lưỡng tính

    • Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
    • Ví dụ:
    Zn(OH)2 \(\rightleftarrows\) Zn2+ + 2OH-
    Zn(OH)2 \(\rightleftarrows\) ZnO22- + 2H+
    • Tất cả các hiđroxit lưỡng tính đều là chất ít tan trong nước và điện li yếu.
    4. Muối

    a. Định nghĩa

    a1. Khái niệm
    • Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.
    • Ví dụ:
    NaCl → Na+ + Cl-
    KNO3 → K+ + NO3-
    NaHSO4 → Na+ + HSO4-
    KMnO4 → Na+ + MnO4-
    • Muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ ( hiđrocó tính axit) được gọi là muối trung hòa.
      • Ví dụ: NaCl , KNO3, KMnO4...
    • Muối mà anion gốc axit của muối vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ thì muối đó được gọi là muối axit.
      • Ví dụ: NaHCO3, Na2HPO4, KHSO4...
    a2. Cách gọi tên các muối
    Gọi tên kim loại trước, gốc axit sau.
    • Đối với muối của các axit không có oxi, tên gốc axit được gọi là ua.
      • Ví dụ: KCN : kali xiannua; FeCl2: sắt (II) clorua
    • Đối với hợp chất của các phi kim:
      • Ví dụ: PCl3 : photpho triclorua; PCl5: photpho pentaclorua; NF3 : nitơ triflorua...
    • Đối với muối của các oxit chứa oxi:
      • Tên gốc axit tận cùng bằng ơ được đổi thành it. Ví dụ: NaNO2 : natri nitrit
      • Tên gốc axit tận cùng bằng ic được đổi thành at. Ví dụ: NaNO3: natri nitrat
    • Đối với muối axit: Gọi tên kim loại trước + “hiđro” ( tùy theo số nguyên tử hiđro) + tên gốc axit .
      • Ví dụ: NaHSO4: natri hiđrosunfat; KH2PO4: kali đihiđrophotpat
    b. Sự điện li của muối trong nước

    • Hầu hết các muối khi tan trong nước đều phân li hoàn toàn trừ một số muối như HgCl2, Hg(CN)2...
    • Sự điện li của muối trung hoà.
      KNO3 → K+ + NO3-
      K3PO4 → 3K+ + PO43-
      Na2CO3 → Na+ + CO32-
      (NH4)2SO4 → 2NH4+ + SO42-
    • Sự điện li của muối axit.
      NaHCO3 → Na+ + HCO3-
      HCO3- \(\rightleftarrows\) H+ + CO32-
      NaHS → Na+ + HS-
      HS- \(\rightleftarrows\) H+ + S2-
    Bài tập minh họa

    Bài 1:

    Viết phương trình điện li của các hidroxit lưỡng tính sau theo 2 kiểu axit, bazơ: Al(OH)3,Cr(OH)3, Pb(OH)2, Sn(OH)2
    Hướng dẫn:

    Pb(OH)2 \(\rightleftarrows\) Pb2+ + 2OH-
    Pb(OH)2 \(\rightleftarrows\) PbO22- + 2H+
    Sn(OH)2 \(\rightleftarrows\) Sn2+ + 2OH-
    Sn(OH)2 \(\rightleftarrows\) SnO22- + 2H+
    Al(OH)3 \(\rightleftarrows\) Al3+ + 3OH-
    Al(OH)3 \(\rightleftarrows\) AlO2- + H+ + H2O
    Bài 2:

    Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch sau :
    a. 100 ml dung dịch chứa 4,26 gam Al(NO3)3
    b. 0,2 lít dung dịch có chứa 11,7 gam NaCl
    Hướng dẫn:

    a. nAl(NO)3 = 0,02 (mol)
    Al(NO3)3 → Al3+ + 3NO3-
    0,02 0,02 0,06 (mol)
    [Al3+] = 0,02/0,1 = 0,2(M) ; [NO3-] = 0,06/0,1 = 0,6 (M)
    b. nNaCl = 0,2 (mol)
    NaCl → Na++ Cl-
    0,2 → 0,2 → 0,2 (mol)
    [Na+] = 0,2/0,2 = 1(M); [Cl-] = 0,2/0,2 = 1(M)
    Bài 3:

    Thêm nước vào 10 ml axit axetic băng (axit 100%, D = 1,05g/cm3) đến thể tích 1,75 lít ở 250C thu được dung dịch X có pH=2,9. Độ điện li của axit axetic là?
    Hướng dẫn:

    Ta có \(\alpha =\frac{C}{C_0}\).
    Với C là nồng độ chất hoà tan phân li ra ion, C0 là nồng độ mol của chất hoà tan vậy.
    \(m_{axit} =D \times V\) và \(n = \frac{m}{M} \Rightarrow n = 0,175\) mol suy ra \(C_0 =\frac{ 0,175}{1,75 }= 0.1\)
    Ta có \(pH = 2,9\) vậy \([H^+]=10^{(-2,9)} = C\)
    Vậy \(\alpha =\frac{ 10^{(-2,9)} }{0,1}= 0,0126 = 1,26\%\)