Hóa học 11 Bài 30: Ankađien

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Định nghĩa và phân loại

    1.1. Định nghĩa

    • Ankađien là hidrocacbon không no, mạch hở. Trong phân tử có chứa 2 liên kết đôi.
    • Công thức tổng quát: CnH2n-2 (n≥3).
    • Ví dụ:
    CTPT CTCT
    C3H4 CH2= C = CH2 propađien (allen)
    C4H6 CH2 = C= CH – CH3
    CH2 = CH – CH= CH2 buta- 1,3- đien
    [​IMG]
    • Cách gọi tên: Số chỉ vị trí nhánh- tên nhánh + tên mạch chính+ a – Số chỉ vị trí nối đôi- đien.
    1.2. Phân loại

    • Dựa vào vị trí liên kết đôi, có thể chia ankađien thành 3 loại
    • Ankađien có 2 liên kết đôi cạnh nhau: CH2=C=CH2
    • Ankađien có liên kết đôi cách nhau bởi 1 liên kết đơn gọi là ankađien liên hợp.CH2 = CH – CH= CH2. Ankađien liên hợp có nhiều tính chất, ứng dụng quan trọng, đặc biệt là buta- 1,3- đien và isopren.
    • Ankađien có hai liên kết đôi cách nhau từ hai liên kết đơn trở lên: CH2=CH-CH2-CH=CH2
    • Ankađien liên hợp có nhiều tính chất, ứng dụng quan trọng, đặc biệt là buta- 1,3- đien và isopren.
    2. Tính chất hóa học

    2.1. Phản ứng cộng

    a. Cộng Hidro
    CH2=CH-CH= CH2 + 2H2
    [​IMG]
    CH3-CH2-CH2-CH3
    [​IMG]
    b. Cộng Brom
    [​IMG]
    Cộng đồng thời vào liên kết đôi
    CH2=CH-CH=CH2 + 2Br2 → CH2Br-CHBr-CHBr-CH2Br
    c. Cộng Hiđro halogenua
    [​IMG]
    2.2. Phản ứng trùng hợp

    Khi có mặt kim loại Natri hoặc chất xúc tác khác, buta- 1,3- đien tham gia phản ứng, chủ yếu trùng hợp theo kiểu 1,4.
    [​IMG]
    2.3. Phản ứng oxi hóa

    a. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn
    \(2{C_n}{H_{2n - 2}} + (3n - 1){O_2} \to 2nC{O_2} + 2(n - 1){H_2}{\rm{O}}\)
    2C4H6 + 11O2
    [​IMG]
    8CO2 + 6H2O
    b. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
    Buta-1,3-dien và isopren cũng làm mất màu dung dịch kali pemanganat tương tự anken
    3. Điều chế

    3.1. Điều chế buta-1,3-dien

    CH3-CH2-CH2-CH3
    [​IMG]
    CH2=CH-CH=CH2 + 2H2
    3.2. Điều chế isopren

    [​IMG]
    4. Ứng dụng

    • Điều chế polibutadien hoặc polisopren là những chất có tính đàn hồi cao.
    • Dùng để sản xuất cao su (cao su buna, cao su isopren ...)
    Bài tập minh họa

    Bài 1:

    Oxi hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm etilen; propilen; buta -1,3- dien cần vừa đủ 150ml dung dịch KMnO4 1M thu được hỗn hợp poliancol. Nếu lấy 2m gam hỗn hợp X tác dụng với nước brôm dư thì thu được 86,52 gam sản phẩm cộng. Giá trị của m là:
    Hướng dẫn:

    Dạng chung: R1 – CH = CH – R2 → R1 – CH(OH) – CH(OH) – R2
    2C+a → 2C+a + 1 + 2e
    Mn+7 + 3e → Mn+4
    ⇒ \(3n_{KMnO_{4}}\) = 2nC=C ⇒ nC=C = 0,225 mol
    Xét 2m gam X thì có nC=C = 0,45 mol phản ứng với 0,45 mol Br2
    Bảo toàn khối lượng: 2mX = msản phẩm – \(m_{Br_{2}}\)
    ⇒ m = 7,26g