Hóa học 11 Bài 32: Ankin

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

    Ankin: là những hidrocacbon mạch hở có 1 liên kết 3 (C≡C) trong phân tử.
    1.1. Dãy đồng đẳng của ankin

    • Dãy đồng đẳng của ankin: C2H2, C3H4, … CnH2n-2 (n ≥2)
    • Công thức electron:
      [​IMG]
    • Công thức cấu tạo: \(H - C \equiv C - H\)
    [​IMG]
    Hình 1: Mô hình phân tử axetilen dạng đặc và dạng rỗng
    1.2. Đồng phân

    • Hai chất đầu dãy C2, C3 không có đồng phân ankin.
    • Các ankin từ C4 trở lên có đồng phân vị trí liên kết ba
    • Từ C5 còn có đồng phân mạch Cacbon (tương tự anken)
    Ví dụ: Đồng phân C4H6
    CH≡C−CH2−CH3: but-1-in (Etyl axetilen)
    CH3−C≡C−CH3: but-2-in (Đimetyl axetilen)
    Ví dụ: Đồng phânC5H8
    CH≡C−CH2−CH2−CH3: pent-1-in (Propyl axetilen)
    [​IMG]
    : 3-metyl but-1-in (isopropyl axetilen)
    CH3−C≡C−CH2−CH3: pent-2-in (Etyl metyl axetilen)
    1.3. Danh pháp

    a) Tên thông thường
    \(\begin{array}{l} HC \equiv CH:Axetilen\\ CH \equiv C - C{H_2} - C{H_3}:Etyl{\rm{axetilen}}\\ C{H_3} - C{H_2} - C{H_2} - C \equiv CH : Dimetyl{\rm{axetilen}}\\ {\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{ - C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ - C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ - C}} \equiv {\rm{CH: propylaxetilen}} \end{array}\)
    b) Tên thay thế:
    Số chỉ vị trí-tên nhánh|tên mạch chính|-số chỉ vị trí-in
    Các ankin có liên kết ba đầu mạch (dạng \(R - C \equiv CH\))
    2. Tính chất vật lí

    • Ankin có nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối.
    • Ankin có nhiệt độ sôi cao hơn và khối lượng riêng lớn hơn các anken tương ứng.
    • Các ankin không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
    3. Tính chất hóa học

    • Nguyên tử C của liên kết 3 ở trạng thái lai hoá sp (lai hoá phẳng) → (HCC) = 1800.
    • Liên kết 3 C≡C gồm 1 liên kết \(\sigma\) và 2 liên kết \(\pi\)
    3.1. Phản ứng cộng

    a. Cộng Hidro
    Dùng Pb/PdCO3 hoặc Pd/BaSO4. Ankin chỉ cộng một phân tử hidro tạo anken.
    CH≡CH + H2 $\overset{Pb/PbCO_3}{\rightarrow}$ CH2 ═ CH2
    CH≡CH + 2H2 $\overset{Ni, t^0}{\rightarrow}$ CH3 ─ CH3
    b. Cộng Br2:
    \(\begin{array}{l} CH \equiv CH + B{r_2}_{(dd)} \to CHBr = CHBr(1,2 - dibrometen)\\ CHBr = CHBr + 2B{r_2}_{({\rm{dd)}}} \to HCB{r_2} - CHB{r_2}(1,1,2,2 - Tetrabrome\tan ) \end{array}\)
    c. Cộng HCl
    CH≡CH + HCl $\overset{t^0. xt}{\rightarrow}$ CHCl═CH2
    CHCl═CH2 +HCl $\overset{t^0. xt}{\rightarrow}$ CHCl2─CH3
    [​IMG]
    d. Cộng nước (hiđrat hoá)
    CH≡CH + H2O
    [​IMG]
    [CH2═CH─OH] (không bền) → CH3CHO (anđehit axetic)
    Lưu ý: Phản ứng cộng HX, H2O vào các ankin trong dãy đồng đẳng của axetilen cũng tuân theo quy tắc Maccopnhicop như anken.
    e. Phản ứng đimehoá, trimehoá.
    2 CH≡CH
    [​IMG]
    CH2 ═ CH─C≡CH
    3 CH≡CH
    [​IMG]
    C6H6
    3.2. Phản ứng thế bằng ion kim loại

    [​IMG]
    Hình 2: Phản ứng thế nguyên tử Hidro của C2H2 bằng ion bạc
    a) trước khi sục khí C2H2
    b) Sau khi sục khí C2H2
    CH≡CH + 2AgNO3 + 2 NH3 → AgC≡CAg ↓vàng + 2 NH4NO3
    • Nguyên tử H đính với C mang liên kết 3 linh động hơn rất nhiều so với C liên kết đôi, đơn => nó có thế bởi ion KL.
    • Phản ứng này dùng để nhận biết các ankin 1 (có liên kết 3 ở đầu mạch)
    RC≡CH + 2 AgNO3 + 2 NH3→ RC≡CAg + 2 NH4NO3
    3.3. Phản ứng oxi hoá

    a. Phản ứng oxi hoá hoàn toàn
    2CnH2n-2 + (3n -1)O2 → 2n CO2 + 2(n-1) H2O
    b. Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn
    Mất màu KMnO4
    [​IMG]
    Hình 3: Axetilen làm mất màu dd thuốc tím
    4. Điều chế

    4.1. Phòng thí nghiệm

    CaC2 + H2O → Ca(OH)2 + C2H2 ↑
    4.2. Công nghiệp
    • Đi từ dầu mỏ:
    2 CH4 → C2H2 + 3 H2 (ĐK: 1500oC)
    • Đi từ đá vôi:
    CaCO3 → CaO → CaC2 → C2H2
    5. Ứng dụng

    • Dùng trong CN hàn cắt KL
    • Nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ cơ bản.
    [​IMG]
    Hình 4: ứng dụng của axetilen
    [​IMG]
    Hình 5: Đất đèn làm trái cây mau chín
    Bài tập minh họa

    Bài 1:

    Khi điều chế axetilen bằng phương pháp nhiệt phân nhanh CH4 thu được hỗn hợp A gồm axetilen, hydro và một phần metan chưa phản ứng. Tỷ khối hơi cuả A so với hydro bằng 5. Hiệu suất chuyển hóa metan thành axetilen là:
    Hướng dẫn:

    Xét 1 mol CH4
    2CH4 → C2H2 + 3H2
    x → 0,5x → 1,5x mol
    ⇒ Sau phản ứng: nhh = 1 + x (mol)
    Bảo toàn khối lượng: mtrước = msau
    ⇒ 16.1 = 5.2.(1 + x)
    ⇒ x = 0,6 mol
    ⇒ H% = 60%
    Bài 2:

    Một hidrocacbon X mạch thẳng có CTPT C6H6. Khi cho X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được hợp chất hữu cơ Y có MY - MX = 214 đvc. Xác định CTCT của X?
    Hướng dẫn:

    Vì X phản ứng với AgNO3/NH3 ⇒ X có nhóm -C ≡ CH đầu mạch
    Công thức tổng quát: CxHy(C ≡ CH)n
    CxHy(C ≡ CH)n → CxHy(C ≡ CAg)n
    ⇒ MY – MX = 107x = 214 ⇒ n = 2
    Vì X mạch thẳng ⇒ X là CH ≡ C – CH2 – CH2 – C ≡ CH
    Bài 3:
    Nung nóng bình kín chứa 0,5 mol H2 và 0,3 mol ankin X (có bột Ni xúc tác), sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 16,25. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với 32 gam Br2 trong dung dịch. Công thức phân tử của X là:
    Hướng dẫn:
    \(n_{Br_{2}} = n_{pi(Y)}= 0,2 mol; \ n_{pi}\) (hh đầu) \(= 2n_{ankin} = 0,6 \ mol\)
    ⇒ \(n_{H_{2}}\) pứ \(=n_{pi}\) (hh đầu) \(- \ n_{pi(Y)} = 0,4 \ mol\)
    ⇒ sau phản ứng \(n_{Y} = n_{X} – n\) \(- n_{H_{2}}\) pứ \(= 0,5 + 0,3 - 0,4 = 0,4 \ mol\)
    \(m_{X} = m_{Y} = M_{Y} \times n_{Y} = 16,25 \times 2 \times 0,4 = 13 \ g\)
    ⇒ \(m_{X}= 13 = 0,5 \times 2 + 0,3 \times M_{X}\)
    ⇒ \(M_{X} = 40 (C_{3}H_{4})\)