Hóa học 11 Bài 8 Amoniac và muối amoni

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    A- AMONIAC

    1. Cấu tạo phân tử


    [​IMG]
    Hình 1: Sơ đồ cấu tạo của phân tử NH3​
    • Nguyên tử N liên kết với 3 nguyên tử H bằng 3 liên kết cộng hóa trị có cực.
    • Nguyên tử N còn có 1 cặp e hoá trị.
    • Nguyên tử N có số oxi hóa thấp nhất -3
    • Phân tử có cấu tạo không đối xứng nên phân tử NH3 phân cực.
    2. Tính chất vật lý

    • Là chất khí không màu, mùi khai, xốc, nhẹ hơn không khí
    • Tan nhiều trong nước, tạo thành dd có tính kiềm

    Video 1: Sự hòa tan của Amoniac trong nước​
    • Khí NH3 tan nhiều trong nước làm giảm P trong bình và nước bị hút vào bình. Phenolphtalein chuyển thành màu hồng ⇒ NH3 có tính bazơ.
    • Dung dịch NH3 đậm đặc trong phòng thí nghiệm có nồng độ 25% (N = 0,91g/cm3).
    3. Tính chất hóa học

    3.1. Tính bazơ yếu

    3.1.1. Tác dụng với nước
    • Khi hoà tan khí NH3 vào nước, 1 phần các phân tử NH3 phản ứng tạo thành dd bazơ ⇒ dd NH3 là bazơ yếu:
    NH3 + H2O \(\rightleftharpoons\) NH4++ OH-
    • Làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
    3.1.2. Tác dụng với dung dịch bazơ
    • Dung dịch NH3 có khả năng làm kết tủa nhiều hidroxít kim loại
    AlCl3 + 3NH3 + 3 H2O → Al(OH)3 \(\downarrow\) + 3 NH4Cl
    Al3++3NH3+3H2O → Al(OH)3 \(\downarrow\) + 3NH4+
    3.1.3. Tác dụng với axít
    2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
    NH3 (k) + HCl (k) → NH4Cl
    (không màu) (ko màu) (khói trắng)


    Video 2: Amoniac tác dụng với axit clohidric​
    3.2. Tính khử

    Trong phân tử NH3, N có số oxi hóa là -3. Nitơ có các số oxi hóa là -3,0,+1,+2,+3,+4,+5. Như vậy trong các phản ứng hóa học khi có sự thay đổi số oxi hóa, số oxi hóa của N trong NH3 chỉ có thể tăng lên → thể hiện tính khử.
    3.2.1. Tác dụng với oxi


    Video 3: Thí nghiệm giữa NH3 và Oxi​

    NH3 được tạo ra từ phản ứng của NH4Cl và CaO
    Khí O2 được tạo ra từ phản ứng của KClO3 và MnO2
    • Hiện tượng: Que đóm đang cháy bỗng vụt tắt
    • Giải thích: Khí N2 không duy trì sự cháy 4 NH3 + 3O2 $\overset{t^0}{\rightarrow}$ 2N2 + 6 H2O
    3.2.2. Tác dụng với Clo
    2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6 HCl
    Nếu NH3 dư : NH3 + HCl → NH4Cl (khói trắng)
    * Kết luận: Amoniac có các tính chất hoá học cơ bản: Tính bazơ yếu và Tính khử
    4. Ứng dụng

    • Sản xuất HNO3
    • Sản xuất phân đạm và dd NH3 có thể sử dụng trực tiếp làm phân bón
    • Điều chế N2H4 làm nhiên liệu cho tên lửa
    • NH3 lỏng dùng làm chất làm lạnh cho thiết bị lạnh
    • Sử dụng trong công nghiệp đông lạnh (sản xuất nước đá, bảo quản nông phẩm...)
    • Sử dụng trong công nghiệp môi trường (loại bỏ một số khí gây ô nhiễm như SO2...)
    5. Điều chế

    5.1. Trong phòng thí nghiệm

    • Đun nóng muối amoni với Ca(OH)2 hay dd kiềm: 2NH4Cl+Ca(OH)2 → CaCl2+2NH3 \(\uparrow\)+2H2O
    • Để làm khô khí, ta cho khí NH3 có lẫn hơi nước qua bình vôi sống CaO.
    • Điều chế nhanh 1 lượng nhỏ khí NH3, ta đun nóng dung dịch NH3 đậm đặc.
    5.2. Trong công nghiệp

    N2 + 3H2 $\overset{400^0-500^0, Fe, 200-300atm}{\leftrightarrow}$ 2NH3 \(\triangle H < 0\)
    • Nhiệt độ: 450 – 500OC
    • Áp suất: 200- 300 atm
    • Chất xúc tác: Fe/Al2O3, K2O
    B- MUỐI AMONI

    Muối amoni là chất tinh thể ion gồm cation amoni NH4+ và anion gốc axít. Ví dụ: NH4Cl, (NH4)2SO4 , (NH4)2CO3
    1.Tính chất vật lý

    • Tinh thể
    • Đều tan trong nước
    • Ion NH4+ không màu
    2.Tính chất hoá học

    2.1. Tác dụng với bazơ kiềm

    (NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O.
    Phương trình ion thu gọn: NH4+ + OH- → NH3 + H2O → Điều chế NH3 trong Phòng thí nghiệm và nhận biết muối amoni.
    2..2 Phản ứng nhiệt phân

    • Muối amoni tạo bởi axít không có tính oxi hoá: (HCl,H2CO3) → NH3
    NH4Cl (r) $\overset{t^0}{\rightarrow}$ NH3 (k) + HCl (k).
    (NH4)2CO3 (r) $\overset{t^0}{\rightarrow}$ NH3 (k) + NH4HCO3(r).
    NH4HCO3(r) $\overset{t^0}{\rightarrow}$ NH3(k) + CO2(k) + H2O
    • (NH4)2CO3; NH4HCO3 ở nhiệt độ thường cũng tự phân huỷ; ở nhiệt độ cao phản ứng xảy ra nhanh hơn; Dùng NH4HCO3 trong bột nở.
    • Muối amoni tạo bởi axít có tính oxi hoá: (HNO2, HNO3) → N2 , N2O
    NH4NO2 $\overset{t^0}{\rightarrow}$ N2 + 2H2O
    NH4NO3 $\overset{t^0}{\rightarrow}$ N2O + 2H2O
    Bài tập minh họa

    Bài 1:

    Để nhận biết các dung dịch: NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn ta dùng:
    Hướng dẫn:

    • Bước 1: Trích dẫn 3 mẫu thử
    • Bước 2: Bari tan trong nước tạo dung dịch Ba(OH)2
      • NH4NO3: có khí mùi khai: Ba(OH)2 + 2NH4NO3 → Ba(NO3)2 + 2NH3\(\uparrow\) + 2H2O
      • (NH4)2SO4: khí mùi khai và kết tủa trắng: Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4\(\downarrow\) + 2NH3\(\uparrow\) + 2H2O
      • K2SO4: kết tủa trắng: Ba(OH)2 + K2SO4: → BaSO4 \(\downarrow\)+ 2KOH
    Bài 2:

    Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác) thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là:
    Hướng dẫn:

    MX = 7,2. Áp dụng quy tắc đường chéo ta có: \(n_{H_2}:n_{N_2}=4:1\)
    ⇒ Giả sử ban đầu có 4 mol H2 và 1 mol N2 trong X
    N2 + 3H2 ↔ 2NH3
    x → x → 2x
    ⇒ sau phản ứng: nY = 2x + (1 - x) + (4 - 3x) = 5 - 2x mol
    Bảo toàn khối lượng: mX = mY
    ⇒ 5 × 7,2 = (5 - 2x) × 2 × 4
    ⇒ x = 0,25 mol
    ⇒ H% (tính theo N2) = 25%
    Bài 3:

    Cho các phản ứng sau:
    4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O (1)
    NH3 + H2SO4 → NH4HSO4 (2)
    2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2\(\uparrow\) + 3H2O (3)
    8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl (4)
    NH3 + H2S → NH4HS (5)
    2NH3 + 3O2 → 2N2\(\uparrow\) + 6H2O (6)
    NH3 + HCl → NH4Cl (7)
    Số phản ứng trong đó NH3 không đóng vai trò là chất khử là:
    Hướng dẫn:

    Các phản ứng mà có sự tăng số oxi hóa của N ⇒ NH3 thể hiện tính khử. Các phản ứng không có hiện tượng trên là: 2, 5, 7.