Hóa học 12 Bài 10 Amino axit

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Khái niệm và Danh pháp
    a. Khái niệm
    • Thành phần phân tử: C, H, O, N.
    • Công thức chung (NH2)xR(COOH)y với \(x, y\geq 1\)
    • Khái niệm: Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2)và nhóm cacboxyl (COOH). Ví dụ:
      [​IMG]
    b. Danh pháp
    Axit + số thứ tự C gắn với NH2 + amino + tên gốc axit tương ứng.
    [​IMG]

    2. Cấu tạo phân tử
    • Ở trạng thái kết tinh aa tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
    • Trong dd dạng ion chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử.
    [​IMG]

    3. Tính chất hóa học
    a. Tính chất lưỡng tính
    Amino axit tác dụng với dd axit vô cơ mạnh và dd bazơ mạnh
    H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH
    H3NCH2COOH + HCl → ClNCH2COOH
    H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa

    b. Tính axit - bazơ của dung dịch amino axit
    Amino axit (NH2)xR(COOH)y
    • Khi x = y, pHdd \(\approx\) 7
    [​IMG]
    • Khi x < y, pHdd < 7
    [​IMG]
    • Khi x > y, pHdd > 7
    [​IMG]
    c. Phản ứng riêng của COOH: Phản ứng este hóa
    [​IMG]
    d. Phản ứng trùng ngưng
    [​IMG]
    3. Ứng dụng
    • Là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein trong cơ thể sống.
    • Muối Mononatri của Axit Glutamic dùng làm bột ngọt, axit glutamic là thuốc bổ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.
    • Là nguyên liệu để sản xuất nilon 6, nilon 7,...
    Bài tập minh họa
    1. Bài tập Amino axit - Cơ bản
    Bài 1:
    Cho các dung dịch riêng biệt chứa các chất: anilin (1), metylamin (2), glixin (3), axit glutamic (4), axit 2,6- điamino hexanoic (5), H2NCH2COONa (6). Các dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là

    Hướng dẫn:
    Các amino axit có số nhóm -NH2 nhiều hơn -COOH làm quỳ tím hóa xanh. Vậy các dung dịch làm quỳ hóa xanh là (2), (5), (6)
    (5)
    \(C-C-C-C-C-COOH\)
    \(\mid\) \(\mid\)
    \(NH_{2}\) \(NH_{2}\)
    ( Lysin)
    (6)
    \(H_{2}N-CH_{2}-COONa\)

    Bài 2:
    Cho 8,24 gam α-amino axit X (phân tử có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2) phản ứng với dung dịch HCl dư thì thu được 11,16 gam muối. X là

    Hướng dẫn:
    X có dạng: H2NRCOOH + HCl → ClH3NRCOOH
    ⇒ Bảo toàn khối lượng: mX + mHCl = mMuối ⇒ nHCl = 0,08 mol
    ⇒ MX = 103 = R + 61 ⇒ R = 42 (C3H6)
    Vì là α-amino axit ⇒ Chất thỏa mãn: H2NCH(C2H5)COOH

    Bài 3:
    Cho 200 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch chứa 5 gam muối. Công thức của X là?

    Hướng dẫn:
    Ta có nX = 0,04; nNaOH = 0,04 mol.
    ⇒ Mmuối = 5 : 0,04 = 125.
    ⇒ Công thức muối NH2C3H6COONa.
    ⇒ X là H2NC3H6COOH.

    2. Bài tập Amino axit - Nâng cao
    Bài 1:
    Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X được Y. Cô cạn Y thu được m gam rắn khan, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:
    Axit glutamic có dạng: HOOC – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COOH
    ⇒ naxit glutamic = 0,09 mol
    Có nHCl = 0,2 mol; nNaOH = 0,4 mol
    ⇒ nNaOH dư = nNaOH ban đầu – (2nGlutamic + nHCl) = 0,02 mol
    ⇒ Chất rắn khan gồm:
    0,02 mol NaOH;
    0,09 mol NaOOC – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COONa;
    0,2 mol NaCl.
    ⇒ m = 29,69 g

    Bài 2:
    Cho 4,41 gam một amino axit X tác dụng với dung dịch NaOH dư cho ra 5,73 gam muối. Mặt khác cũng lượng X như trên nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,505 g muối clorua. Công thức cấu tạo của X là:

    Hướng dẫn:
    Cứ 1 gốc -COOH + NaOH 1 gốc -COONa
    và 1 gốc -NH2 + HCl 1 gốc -NH3Cl
    \(\Rightarrow\) Khi X + NaOH dư:
    \(\Rightarrow \Delta m = m _{muoi} - m_X = m_{COONa} - m_{-COOH}\)
    \(\Rightarrow n_{-COOH}\times (67 - 45) = 5,73 - 4,41\)
    \(\Rightarrow n_{-COOH} = 0,06\ (mol)\)
    Khi X + HCl ta có:\(\Delta m = m_{muoi} - m_X = m_{-NH_3Cl} - m_{-NH_2}\)
    \(\Rightarrow n_{-NH_2}\times (52,5 - 16) = 5,505 - 4,41\)
    \(\Rightarrow n_{-NH_2} = 0,03\ (mol)\)
    \(\Rightarrow\) Ta thấy trong 4,41 g X có
    \(\left\{\begin{matrix} 0,03 \ mol-NH_2\\ 0,06 \ mol-COOH \end{matrix}\right.\)
    \(\Rightarrow\) Đặt CTPT X là: R(COOH)2n(NH2)n \(\Rightarrow\) nX = (mol)
    \(\Rightarrow\) MX = R + 90n + 16n
    ⇔ R = 41n
    Ta thấy: n = 1; MR = 41 \(\Rightarrow\) R = C3H5 thỏa mãn
    \(\Rightarrow\) X là HOOC-CH2-CH(NH2)-CH2-COOH hoặc HOOC-CH(NH2)-CH2-CH2-COOH

    Theo LTTK Education tổng hợp