Hoá học 12 Bài 35: Đồng và hợp chất của Đồng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Đồng
    a. Vị trí trong Bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử
    • Kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm IB, Chu kỳ 4, Số hiệu NT là 29
    • Cấu hình e: $1s22s22p63s23p63d104s1$. hoặc:$ [Ar]3d104s1$.
    b. Tính chất vật lí
    Quan sát một cây Bonsai làm bằng Đồng:

    [​IMG]

    • Là kim loại màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi và tráng mỏng.
    • Dẫn điện và nhiệt rất cao (chỉ kém hơn bạc)
    c. Tính chất hóa học
    Cu là KL kém hoạt động; có tính khử yếu.
    • Phản ứng với Phi kim
      • Khi đốt nóng 2Cu + O2 → 2CuO (đồng II oxit)
      • Cu td Với Cl2, Br2, S… ở nhiệt độ thường hoặc đun nóng.
    • Tác dụng với Axit HNO3, H2SO4 đặc nóng:
      • \(3\mathop {Cu}\limits^0 + 8H\mathop {N{O_3}}\limits^{ + 5} (l) \to 3\mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(N{0_3})_2} + 2\mathop {NO \uparrow }\limits^{ + 2} + 4{H_2}O\)
      • \(\mathop {Cu}\limits^0 + 4H\mathop {N{O_3}}\limits^{ + 5} (d) \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(N{O_3})_2} + 2\mathop {N{O_2}}\limits^{ + 4} + 2{H_2}O\)
      • \(\mathop {Cu}\limits^0 + 2{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to CuS{O_4} + \mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + 2{H_2}O\)
    2. Hợp chất của Đồng

    Đồng (II) oxit:
    • Tính chất vật lí: CuO là chất rắn, màu đen
    • Tính chất hóa học: CuO là oxit bazơ. $CuO+H_2SO_4→CuSO_4 + H_2O$
    Đồng (II) hidroxit:
    • Tính chất vật lí: $Cu(OH)_2$ Chất rắn, màu xanh
    • Tính chất hóa học: Cu(OH)2 có tính bazơ. $Cu(OH)_2 + 2HCl → CuCl_2 + 2H_2O$. Dễ bị nhiệt phân: $Cu(OH)_2 \overset{t^{0}}{\rightarrow} CuO + H_2O$
    Muối Đồng (II)
    • Tính chất vật lí: $CuSO_4$ (khan) màu trắng, chất rắn. $CuSO_4$ hấp thụ nước tạo thành $CuSO_4.5H_2O$ màu xanh.
    • Tính chất hóa học: $CuSO_4.5H_2O \overset{t^{0}}{\rightarrow} CuSO_4 + 5H_2O$
    3. Ứng dụng
    • Là kim loại quan trọng trong Công nghiệp và kĩ thuật
    • 50% sản lượng Đồng làm dây dẫn điện và 30% làm hợp kim
    • Dung dịch CuSO4 dùng chữa bệnh mốc sương cho cà chua, khoai tây
    • Dùng để chế sơn vô cơ màu xanh
    • $CuSO_4$ (khan) dùng để phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng
    Bài tập minh họa
    1. Bài tập Đồng và hợp chất của Đồng - Cơ bản
    Bài 1:
    Nhận biết các dung dịch sau bằng Cu: HCl, HNO3, NaOH, AgNO3, NaNO3. Giải thích hiện tượng xảy ra.

    Hướng dẫn:
    Đánh số thứ tự các ống nghiệm lần lượt là (1), (2), (3), (4), (5)
    HCl (1); HNO3 (2); NaOH (3); AgNO3 (4); NaNO3 (5)
    Cho Cu vào ta thấy: (2) có khí màu nâu thoát ra, (4) có Ag kết tủa
    Lấy (4) cho vào những chất còn lại thấy (1) cho kết tủa AgCl \(\downarrow\)
    lấy (1) trộn 3 ; 5
    8HCl + 8NaNO3 + Cu \(\rightarrow\) 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 8NaCl + NO\(\nearrow\)

    Bài 2:
    Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp X gồm Ag và Cu:
    (a) Cho X vào bình chứa một lượng khí O3 (ở điều kiện thường.)
    (b) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc.)
    (c) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (không có mặt O2).
    (d) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3.
    Thí nghiệm mà Cu bị oxi hóa còn Ag không bị oxy hóa là?

    Hướng dẫn:
    (a) Cả 2 chất cùng bị oxi hóa
    (b) Cả 2 chất cùng bị oxi hóa
    (c) Cả 2 chất cùng bị oxi hóa
    (d) Chỉ có Cu bị oxi hóa còn Ag thì không bị oxi hóa

    Bài 3:
    Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được x lít SO2 (là sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Giá trị của x là:

    Hướng dẫn:
    Bảo toàn e:
    \(\\ 2n_{Cu} = 2n_{SO_{2}} \Rightarrow n_{SO_{2}}= 0,05 \ mol \\ \Rightarrow V_{SO_{2}} = x = 1,12 \ lit\)

    Bài 4:
    Dung dịch CuSO4 loãng được dùng làm thuốc diệt nấm cho hoa. Để điều chế 800 gam dung dịch CuSO4 5%, người ta hòa tan CuSO4.5H2O vào nước. Khối lượng CuSO4.5H2O cần dùng là?

    Hướng dẫn:
    Ta có: \({n_{CuS{O_4}}} = \frac{{800.0,05}}{{160}} = 0,25\,mol \Rightarrow {m_{CuS{O_4}.5{H_2}O}} = 62,5gam\)

    2. Bài tập Đồng và hợp chất của Đồng - Nâng cao
    Bài 1:
    Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu (x, y nguyên dương) vào 500 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 3,2 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 175,9 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

    Hướng dẫn:
    Vì còn Cu dư ⇒ dung dịch chỉ có FeCl2 và CuCl2 (axit đã hết theo đề bài cho)
    \(n_{FeCl_{2}} = x ; \ n_{CuCl_{2}} = y\)
    ⇒ nHCl = 2x + 2y (Bảo toàn Clo) = 1 mol
    mkết tủa = mAg + mAgCl = 108x + 143,5.1 = 175,9
    \((n_{Ag} = n_{FeCl_{2}} ; \ n_{AgCl} = n_{HCl})\)
    ⇒ x = 0,3; y = 0,2 mol
    Lại có: nO = ½ nHCl = 0,5 mol
    ⇒ m = mFe + mCu + mO = 56.0,3 + 64.0,2 + 3,2 + 0,5.16 = 40,8g

    Bài 2:
    Hoà tan hoàn toàn 30,4 gam chất rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng dung dịch HNO3 dư, thấy thoát ra 20,16 lít NO (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:
    Coi hỗn hợp đầu gồm Cu và S phản ứng tạo Cu2+ và SO42-
    Ta có: 64nCu + 32nS = 30,4 g
    Bảo toàn e: 2nCu + 6nS = 3nNO = 2,7 mol
    ⇒ nCu = 0,3; nS = 0,35 mol
    Sau phản ứng có 0,3 mol Cu2+ và 0,35 mol SO42- tác dụng với Ba(OH)2
    Tạo kết tủa gồm: 0,3 mol Cu(OH)2; 0,35 mol BaSO4
    ⇒ m = 110,95 g

    Theo LTTK Education tổng hợp