Hóa học 8 Bài 22: Tính theo phương trình hóa học

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Bằng cách nào tìm được khối lượng của chất tham gia và chất sản phẩm?
    1.1. Các bước tiến hành
    • Bước 1: Chuyển đổi số liệu đầu bài sang số mol.
    • Bước 2: Lập Phương trình hóa học
    • Bước 3: Dựa vào số mol của chất đã biết tính số mol chất cần tìm theo PTHH
    • Bước 4: Tính theo yêu cầu của đề bài.
    1.2. Ví dụ 1
    Nung đá vôi thu được vôi sống và khí cacbonic: $CaCO_3 \overset{t^0}{\rightarrow} CaO + CO_2$

    Hãy tính khối lượng vôi sống CaO thu được khi nung 50 gam CaCO3

    Hướng dẫn:

    Số mol CaCO3 tham gia phản ứng:

    \({n_{CaC{O_3}}} = \frac{{{m_{CaC{O_3}}}}}{{{M_{CaC{O_3}}}}} = \frac{{50}}{{100}} = 0,5mol\)

    $CaCO_3 \overset{t^0}{\rightarrow} CaO + CO_2$

    1mol 1mol

    0,5mol g nCaO =?

    ⇒ nCaO = 0,5 mol; mCaO = 0,5.56 = 28 gam

    1.3. Ví dụ 2
    Tính khối lượng CaCO3 cần dùng để điều chế được 42 gam CaO?

    Hướng dẫn:

    Số mol CaO là: \({n_{CaO}} = \frac{{{m_{CaO}}}}{{{M_{CaO}}}} = \frac{{42}}{{56}} = 0,75mol\)

    Phương trình hóa học:

    $CaCO_3 \overset{t^0}{\rightarrow} CaO + CO_2$

    1mol 1mol

    \({n_{CaC{O_3}}}\) =? \(\leftarrow\) 0,75mol

    ⇒ \({n_{CaC{O_3}}}\)=0,75 mol

    ⇒ \({m_{CaC{O_3}}} = {n_{CaC{O_3}}}.{M_{CaC{O_3}}}\)

    = 0,75 . 100 = 75 gam

    2. Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm?
    2.1. Cách tiến hành
    • Bước 1: Chuyển đổi thể tích chất khí thành số mol chất
    • Bước 2: Viết phương trình hóa học.
    • Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng để tính số mol chất tham gia hoặc sản phẩm.
    • Bước 4: Áp dụng công thức tính toán theo yêu cầu của đề bài.
    2.2. Ví dụ 1
    Cacbon cháy trong oxi hoặc trong không khí sinh ra khí cacbon đioxit: $C + O_2 \overset{t^0}{\rightarrow} CO_2$

    Hãy tìm thể tích khí cacbon đioxit CO2 (Đktc) sinh ra, nếu có 4 gam khí $O_2$ tham gia phản ứng.

    Hướng dẫn:

    Ta có: \({n_{{O_2}}} = \frac{{{m_{{O_2}}}}}{{{M_{{O_2}}}}} = \frac{4}{{32}} = 0,15(mol)\)

    PTHH: $C + O_2 \overset{t^0}{\rightarrow} CO_2$

    1mol 1mol

    0,125mol → \({n_{C{O_2}}} = ?\)

    ⇒ \({n_{C{O_2}}} = 0,125(mol)\)

    ⇒ \({V_{C{O_2}}} = {n_{C{O_2}}}.22,4 = 0,125.22,4 = 2,8l\)

    2.3. Ví dụ 2
    Hãy tìm thể tích khí O2 (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 24 gam Cacbon.

    Hướng dẫn:

    Phản ứng hóa học: $C + O_2 \overset{t^0}{\rightarrow} CO_2$

    1 mol 1 mol

    2 mol → 2 mol

    Số mol Cacbon tham gia phản ứng: \({n_C} = \frac{{24}}{{12}} = 2(mol)\)

    Theo phương trình hóa học thì số mol oxi tham gia phản ứng là: 2 mol

    Vậy thể tích khí Oxi tham gia phản ứng là: V = n. 22,4 = 2. 22,4 = 4,48 ((lit)


    Bài tập minh họa
    Bài 1:
    Kẽm tác dụng với axit clohiđric theo phương trình:

    $$ Zn + 2HCl → ZnCl_2 + H_2 $$

    Nếu có 3,25g kẽm tham gia phản ứng, em hãy tìm:

    a) Khối lượng HCl cần dùng.

    b) Khối lượng ZnCl2 thu được.

    Hướng dẫn:
    Phương trình hóa học:

    $Zn + 2HCl → ZnCl_2 + H_2 $

    1 mol 2mol 1mol

    0,05 mol → nHCl → nZnCl2

    Số mol Zn tham gia phản ứng là: \({n_{Zn}} = \frac{m}{M} = \frac{{3,25}}{{65}} = 0,05(mol)\)

    a) Số mol HCl cần dùng là: 2. 0,05 = 0,1 mol

    Khối lượng HCl cần dùng là: m = n.M = 0,1 . (35,5 + 1) = 3,65 (gam)

    b) Số mol ZnCl2 tạo thành là: n = 0,05 mol

    Khối lượng muối ZnCl2 tạo thành là: m = n.M = 0,05 (65 + 3,35.2) =6,8 (gam)

    Bài 2:
    Để đốt cháy một lượng bột sắt cần dùng 4,48 lít khí oxi ở đktc, sau phản ứng thu được oxit sắt từ (Fe3O4). Tính:

    a) Khối lượng bột sắt cần dùng.

    b) Khối lượng oxit sắt từ thu được.

    Hướng dẫn:
    Phương trình hóa học:

    $3Fe + 2O_2 \overset{t^0}{\rightarrow} Fe_3O_4$

    3 mol 2 mol 1 mol

    0,3 mol \(\leftarrow\) 0,2 mol → 0,1 mol

    Số mol Oxi tham gia phản ứng là: \({n_{{O_2}}} = \frac{V}{{22,4}} = \frac{{4,48}}{{22,4}} = 0,2(mol)\)

    a) Số mol Sắt cần dùng là: \(\frac{{0,2 \times 3}}{2} = 0,3mol\)

    Khối lượng Sắt cần dùng là: m = n.M = 0,3 . 56 = 16,8 (gam)

    b) Số mol Sắt từ oxit tạo thành là: n = 0,1 mol

    Khối lượng muối sắt từ oxit tạo thành là: m = n.M = 0,1. (56.3 + 16.4) = 23,2 (gam)