Hóa học 9 Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ

    [​IMG]
    Hình 1: Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ​
    2. Những phản ứng hoá học minh họa

    1. CaO +2 HCl → CuCl2 +H2O
    2. CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
    3. K2O + H2O → 2KOH
    4. Cu(OH)2 → CuO + H2O
    5. SO3 + H2O → H2SO4
    6. Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O
    7. CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
    8. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
    9. H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O
    * Lưu ý:

    • Một số oxit kim loại như Al2O3, MgO, BaO, CaO, Na2O, K2O … không bị H2, CO khử.
    • Các oxit kim loại khi ở trạng thái hoá trị cao là oxit axit như: CrO3, Mn2O7,…
    • Các phản ứng hoá học xảy ra phải tuân theo các điều kiện của từng phản ứng.
    • Khi oxit axit tác dụng với dd Kiềm thì tuỳ theo tỉ lệ số mol sẽ tạo ra muối axit hay muối trung hoà.
    NaOH + CO2 →NaHCO3
    2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
    • Khi tác dụng với H2SO4 đặc, kim loại sẽ thể hiện hoá trị cao nhất, không giải phóng Hidro
    Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2SO4
    3. Tổng kết

    [​IMG]
    Hình 2: Sơ đồ tư duy về Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ​
    Bài tập minh họa

    Bài 1:

    Hoàn thành chuỗi phương trình phản ứng sau:
    Fe → FeCl2 → Fe(NO3)2 → Fe(OH)2 → FeO
    Hướng dẫn:

    \(\begin{array}{l} \left( {\rm{1}} \right){\rm{ Fe + 2HCl}} \to {\rm{FeC}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}}{\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}\\ \left( {\rm{2}} \right){\rm{ FeC}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}}{\rm{ + 2AgN}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}} \to {\rm{Fe}}{\left( {{\rm{N}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}} \right)_{\rm{2}}}{\rm{ + 2AgCl}}\\ \left( {\rm{3}} \right){\rm{ Fe}}{\left( {{\rm{N}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}} \right)_{\rm{2}}}{\rm{ + 2NaOH}} \to {\rm{Fe}}{\left( {{\rm{OH}}} \right)_{\rm{2}}}{\rm{ + 2NaN}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}\\ \left( {\rm{4}} \right){\rm{ Fe}}{\left( {{\rm{OH}}} \right)_{\rm{2}}}({t^0}) \to {\rm{FeO + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}} \end{array}\)
    Bài 2:
    Ngâm một lá đồng vào dung dịch AgNO3 20%. Sau phản ứng, thu được dung dịch đồng (II) sunfat (CuSO4) và 10,8 gam Ag. Biết AgNO3 phản ứng hết.
    a) Viết phương trình phản ứng
    b) Tính khối lượng dung dịch AgNO3 20% đã tham gia phản ứng.
    Hướng dẫn:

    Số mol của Ag là: \({n_{Ag}} = \frac{m}{M} = \frac{{10,8}}{{108}} = 0,1(mol)\)
    a) Phương trình phản ứng:
    AgNO3 + Cu→ CuSO4 + Ag
    0,1 \(\leftarrow\) 0,1
    b) Khối lượng dung dịch AgNO3 20% đã tham gia phản ứng là:
    \(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100 \Rightarrow {m_{dd}} = \frac{{{m_{ct}}.100}}{{C\% }} = \frac{{0,1 \times 170 \times 100}}{{20}} = 85(gam)\)