Tóm tắt lý thuyết 1. Tính chất vật lí Màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ (D= 2,7g/cm3), dẫn điện,dẫn nhiệt tốt, nóng chảy ở 6600C ,dẻo. Hình 1: Tính chất vật lí của Nhôm2. Tính chất hoá học 2.1. Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại không? 2.1.1. Phản ứng của nhôm với phi kim 2.1.1.1. Phản ứng của nhôm với oxi Video 1: Phản ứng giữa Nhôm và oxi Hiện tượng: Nhôm cháy sáng trong oxi Giải thích: Al2O3 mỏng, bền trong không khí 4Al + 3O2 $\overset{t^0}{\rightarrow}$ 2Al2O3 trắng không màu trắng 2.1.1.2. Phản ứng của nhôm với phi kim khác Video 2: Nhôm phản ứng với Clo Hiện tượng: Nhôm cháy sáng trong oxi Giải thích: Nhôm phản ứng với oxi tạo thành oxít và phản ứng với nhiều phi kim khác như S,Cl.. tạo thành muối 2Al + 3Cl2 $\overset{t^0}{\rightarrow}$ 2AlCl3 trắng vàng lục trắng 2.1.2. Phản ứng của Nhôm với dung dịch axit Video 3: Thí nghiệm của Nhôm và dung dịch HCl Hiện tượng: Xuất hiện khí không màu Giải thích: Nhôm phản ứng với một số axít tạo thành muối và H2 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 2.1.3. Phản ứng của nhôm với dd muối Video 4: Phản ứng giữa Nhôm và dung dịch muối Đồng (II) clorua CuCl2 Hiện tượng: Có lớp kim loại màu nâu đỏ bám lên trên miếng nhôm Giải thích: Lớp kim loại màu nâu đỏ là Cu 2Al+3CuCl2 → 2AlCl3+3Cu Nhôm phản ứng được với nhiều dd muối của những kim loại hoạt động hoá học yếu hơn tạo ra muối nhôm và kim loại mới Kết luận :Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại. 2.2. Nhôm có tính chất hóa học nào khác Video 5: Nhôm có tác dụng với dung dịch kiềm Hiện tượng: Có khí nào thoát ra, nhôm tan dần Giải thích: Nhôm có tác dụng với dung dịch kiềm 3. Ứng dụng của nhôm Hình 2: Ứng dụng của nhôm4. Sản xuất Nhôm Hình 3: Sơ đồ bể điện phân nhôm oxit nóng chảy5. Tổng kết Hình 4: Sơ đồ tư duy bài NhômBài tập minh họa Bài 1: Trộn 5,4 g Al với 4,8 g Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng ta thu được m (gam) hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là: Hướng dẫn: Phương trình phản ứng: 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe Nhận thấy, khối lượng trước phản ứng luôn bằng khối lượng các chất sau phản ứng. Các chất sau phản ứng là Al2O3 và Fe đều là chất rắn nên ta có: m hỗn hợp sau phản ứng \(= m_{Al} + m_{Fe_2O_3} = 5,4 + 4,8 = 10,2\ g\)